Những chỉ số đo lường hiệu quả quản lý và tăng trưởng doanh nghiệp mà NĐT cần quan tâm


Có nhiều thước đo tính hiệu quả trong quản lý và không có một chuẩn mực nào cụ thể vì sẽ rất khó để đánh giá. Những tỷ suất này có thể được sử dụng để so sánh hiệu suất quản lý đối với doanh nghiệp ngang hàng và đối thủ cạnh tranh. Chúng cũng được sử dụng để chuẩn hóa hiệu suất của công ty theo thời gian và theo nhiều môi trường kinh tế khác nhau.

12 chỉ số đo lường quản lý và tăng trưởng

 

 

1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (Return on Assets)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) là một chỉ số tài chính cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản, được tính bằng cách lấy tổng tài sản chia cho lợi nhuận sau thuế. Tổng tài sản ở đây bao gồm tiền và các loại tương đương tiền như các khoản phải thu, hàng tồn kho, đất đai, thiết bị (ít khấu hao), và bằng sáng chế. Nhìn chung, ROA càng cao, càng thể hiện tính quản lý hiệu quả; hệ số ROA sẽ cho thấy tiềm lực vốn của một công ty, điều sẽ phụ thuộc vào ngành công nghiệp. Đó là lý do vì sao ROA là phương pháp so sánh tốt nhất khi so sánh với hệ số ROA trước đó của công ty đó hoặc với những công ty tương tự.

 

2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một công cụ quan trọng để đo lường lợi nhuận của một công ty. Đây là tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách lấy giá trị thu nhập một năm chia cho trung bình vốn chủ sở hữu trong năm đó. Tỷ suất này càng cao thì càng thuận lợi, điều đó chứng tỏ công ty sử dụng nguồn vốn tự có cho các dự án đầu tư mới càng hiệu quả. Nhưng lưu ý rằng ROE cao không đồng nghĩa tình hình tài chính của công ty đó tốt.

 

3. Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Hệ số biên lợi nhuận gộp là một tỷ suất đo lường khả năng sinh lời, xem thử lợi nhuận còn lại bao nhiêu sau khi đã trả các chi phí bán hàng, được tính bằng cách lấy hiệu của doanh thu thuần và  giá vốn hàng bán, chia cho doanh thu thuần. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng như doanh nghiệp đó so với toàn ngành. Chỉ số cho thấy sự hiệu quả tài chính và khả năng tồn tại của một sản phẩm hay một dịch vụ, tỷ suất càng cao, doanh nghiệp đó càng có lãi và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.

 

4. Hệ số quay vòng hàng tồn kho (Inventory turnover)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho trong kỳ. Khi phân tích có thể sử dụng doanh số bán hàng hiện tại được báo cáo theo doanh thu hoặc sử dụng giá vốn hàng bán như một loại chi phí. Trước đây hệ số thường tập trung phân tích về khoản tiền: Cùng một khối lượng hàng tồn kho luân chuyển có thể sinh ra các tỷ suất khác nhau ở các thời điếm khác nhau nếu giá bán và điều kiện thị trường không đồng đều, nhưng về sau lại hướng đến lượng tồn kho ra vào vì chi phí cho hàng tồn kho thường không thay đổi trong một lần ghi chép. Thêm vào đó, phân tích tính quay vòng của hàng tồn kho có thể sử dụng các giá trị cố định vào cuối kỳ kiểm toán, hoặc bình quân kỳ (bình quân ở đây có thể là theo mùa hoặc định kỳ).

 

5. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Selling, general and administrative expenses to net sales)

Chi phí bán hàng nói chung và chi phí quản lý doanh nghiệp (SG&A) là một công cụ thiết yếu để đo lường hiệu suất của các tổ chức bán hàng và nó nên được nhìn trong bối cảnh của ngành công nghiệp, của các tiêu chuẩn nhóm ngành tương đương cũng như chiến lược về quản trị bán hàng và sản xuất của từng công ty. Khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp như tiền hoa hồng , các ưu đãi có xu hướng thay đổi so với tổng lượng hàng bán, thì các chi phí như trung tâm hỗ trợ và dịch vụ khách hàng lại có xu hướng tương đối ổn định. Một công ty có các chi phí thường thay đổi thì cho thấy sự thay đổi bất ngờ trong SG&A,  nó có thể là sự thay đổi chiến lược quản lý, có thể là phát sinh một số chi phí khác thường nhưng quan trọng, hoặc có thể đã nhận thấy một hướng mới hiệu quả hơn. Một công ty có chi phí SG&A cố định ở mức cao thì cho thấy rằng hệ suất đang giảm trong khi lượng bán hàng tăng, và ngược lại. Một loạt các tỷ lệ được tính tại các thời điểm khác nhau có thể giúp ta xác định chi phí được đặt bên trong hay bên ngoài doanh số.

 

6. Hệ số lợi nhuận trên khoản đầu tư (Return on Investment)

Khái niệm Hệ số lợi nhuận trên khoản đầu tư (ROI) là số tiền kiếm được từ một khoản đầu tư, tính theo phần trăm của tổng chi phí đầu tư đó. Đối với một cá nhân nhìn vào duy nhất một giao dịch ( chẳng hạn như giao dịch chứng khoán). ROI có thể là một phép tính hữu hiệu.Tuy nhiên, trong kế toán doanh nghiệp, phép tính này có thể liên quan đến việc sử dụng và thu hồi một cách chồng chéo, vì thế ở những cấp độ cao cấp phức tạp đôi khi nó được gọi là lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC). ROI (hay ROIC) có thể được dùng để chuẩn hóa  đội ngũ quản lý và các chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh; hỗ trợ việc so sánh giữa hai công ty: Những công ty có doanh thu và chi phí tương đương nhau đều có thể có sự khác nhau về ROIC rõ rệt, ví dụ như một công ty trong đó có ROIC cao hơn thể hiện công ty đó quản lý hiệu quả hơn. Nó cũng được dùng để đánh giá khái quát các ước tính về chi phí và doanh thu.

 

7. Hệ số biên độ hoạt động (Operating margin)

Hệ số biên độ hoạt động là tỷ suất thu được khi lấy doanh thu bán hàng chia cho lợi nhuận hoạt động. Lợi nhuận hoạt động chỉ phản ánh phần thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh chính, nó không cho thấy việc lời hoặc lỗ do đầu tư chứng khoán hoặc tài sản tương đương được sở hữu bởi chính công ty, vì thế tổng số không phải lúc nào cũng bằng với thu nhập ròng. Biên độ hoạt động có thể có ích khi sử dụng để phân tích hiệu suất của công ty và hiệu quả theo thời gian. Nó cũng rất hữu ích khi so sánh một công ty với một nhóm tương đương trong ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Lưu ý rằng giữa các ngành khác nhau thì các mức độ tuyệt đối của biên độ hoạt động cũng khác nhau. Biên độ hoạt động là một trong hai biện pháp được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một công ty thông qua lượng bán hàng.

 

8. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (Return on Sales)

 

 

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) là tỷ suất thu được khi thu nhập ròng trước thuế và lãi được chia theo doanh thu bán hàng. Nó có thể có ích khi được sử dụng để phân tích hiệu suất của công ty và tính hiệu quả theo thời gian. Nó cũng rất hữu ích khi so sánh một công ty với một ngành hoặc một đối thủ tương đương . Mức độ tuyệt đối của lợi nhuận trên doanh số bán hàng rất khác nhau giữa các ngành kinh tế. Điển hình như mức độ ở siêu thị hoặc các nhà bán lẻ có thể là 5% hoặc ít hơn, trong khi đó các công ty dịch vụ chuyên nghiệp có thể cho ra tỷ suất từ 20% trở lên. Lợi nhuận trên doanh thu là một trong hai biện pháp mà nó có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của một công ty thông qua lượng bán hàng.

 

9. Tỷ số dòng tiền trên hoạt động kinh doanh (Free cash flow from operations)

Tỷ số dòng tiền trên hoạt động kinh doanh thể hiện cho cho biết tỷ lệ giữa dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu của doanh nghiệp. Một số nhà phân tích tính toán bằng cách lấy dòng tiền theo báo cáo từ báo cáo tài chính của công ty, sau đó trừ đi các khoản chi phí vốn. Số khác thì bắt đầu với thu nhập của một công ty trước chi trả cho lãi vay và thuế, sau đó thêm các chi phí khấu hao và khấu hao, sau đó trừ những thay đổi vốn và chi phí vốn ròng. Cả 2 cách đều hướng đến mục đích tạo ra một bức tranh cụ thể, một cái nhìn toàn cục về hoạt động kinh doanh của công ty hơn là thế hiện nó theo các cơ sở kế toán được sử dụng trong báo cáo tài chính hàng năm. Phân tích tỷ số dòng tiền làm giảm thiểu các khả năng tiềm tàng của các tác động từ các lựa chọn kế toán như khấu hao, doanh thu sau khi kiểm toán và các yếu tố khác.

 

10. Tỷ số thanh toán hiện thời (Current ratio)

Tỷ số thanh toán hiện thời là tỷ số giữa các khoản nợ và tài sản hiện tại của công ty. Tài sản hiện thời thường bao gồm tiền mặt, chứng khoán (các khoản đầu tư như chứng khoán thì dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt và có một giá trị tương đối ổn định), các khoản phải thu, và hàng tồn kho có sẵn để bán. Nợ hiện thời thường bao gồm tất cả các khoản nợ đến hạn thanh toán trong năm. Tỷ số thanh toán hiện thời mà lớn hơn 1 thường được coi là có dấu hiệu của tiềm lực tài chính vững mạnh, trong khi giá trị mà nhỏ hơn 1 được cho rằng công ty này không có khả năng thanh khoản các khoản chi của mình. Lưu ý rằng một doanh nghiệp có hệ số quay vòng hàng tồn kho nhanh có thể ít khó khăn bởi sự thâm hụt tài chính hơn là các công ty có chu kỳ vòng tiền dài.

 

11. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)

Hệ số khả năng thanh toán nhanh hay tỷ lệ chuyển đổi nhanh là tỷ lệ giữa tài sản dễ quy đổi ra tiền mặt như  tiền mặt, chứng khóan, các khoản thu trên nợ ngắn hạn, phản ánh năng lực thanh toán nhanh các khoản nợ hiện hành bằng số tài sản có trong tay. Số này càng lớn, tốc độ thanh khoản càng nhanh. Ngược lại, tỷ số này càng nhỏ, thì đó là dấu hiệu cho thấy công ty này không có khả năng chi trả các khoản thanh toán của mình mà không thanh lý hàng tồn kho hay tài sản. ( Lưu ý rằng trong khi các ngành bán lẻ có thể tạo ra tiền mặt một cách nhanh chóng thông qua bán hàng tồn kho ngay lập tức, số khác thì lại có chu kỳ bán hàng kéo dài cả tháng, là dấu hiệu cho thấy việc huy động lượng tiền mặt ngay tức khắc kém hiệu quả hơn)

 

12. Hệ số thu nhập ròng trên nhân công (Net income per employee)

Hệ số thu nhập ròng trên nhân công là cách thức cuối cùng để đo tính hiệu quả của công ty. Cụ thể, nó cho thấy tiền mặt trong lợi nhuận ròng dành cho bình quân nhân viên trong biên chế. Đối với bất kỳ công ty nào, thu nhập ròng trên mỗi nhân viên có thể cung cấp một tiêu chuẩn so sánh cho việc giám sát hiệu quả quản lý và xem xét ra quyết định chiến lược. Về mặt lý thuyết, để xây dựng một lực lượng lao động ổn định và thích hợp, thành thạo hơn theo thời gian khi nó đạt được các tập hợp đường cong học tập và do đó càng thêm lợi nhuận cho sản xuất. Số liệu này cũng có thể được sử dụng để so sánh một công ty với những công ty khác cùng ngành, nhưng hãy nhớ rằng các định mức sẽ khác nhau giữa các ngành công nghiệp khác nhau. Một ngành công nghiệp, trong đó nhân viên có thể được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư vốn lớn, như ngành tinh luyện, cần phải có một hồ sơ khác nhau hơn một công ty mà có nhiều lao động chuyên sâu, chẳng hạn như dịch vụ thực phẩm.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *