Chỉ báo RSI – Cách áp dụng cực kỳ hiệu quả trong chứng khoán

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI là một chỉ số được sử dụng khá phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Vậy cách chỉ số RSI là gì, công thức tính như thế nào, áp dụng vào thực tế trong phân tích chứng khoán ra sao để đem lại hiệu quả tối ưu nhất, nhà đầu tư hãy tìm hiểu cùng ISG ngay bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số RSI là gì?

Chỉ số RSI (tiếng Anh: Relative Strength Index) tên tiếng Việt chỉ số sức mạnh tương đối là chỉ báo được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, công bố lần đầu vào năm 1978 được phát triển bởi kỹ sư cơ khí John Welles Wilder Jr., dùng để đo lường mức độ thay đổi giá trong khoảng thời gian gần nhất, giúp nhà đầu tư xác định quá mua và quá bán của thị trường.

RSI được hiển thị dưới dạng một biểu đồ dao động (đồ thị đường di chuyển giữa hai điểm cực trị) và có thể có giá trị từ 0 đến 100. Chỉ số này ban đầu được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. RSI lần đầu được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1978 “New Concepts in Technical Trading Systems”.

Thời gian để tính toán độ dao động RSI thường lấy con số 14, ví dụ như 14 ngày nếu xem theo đồ thị ngày, 14 giờ nếu xem theo đồ thị giờ, …. Chỉ số RSI được tính theo công thức như sau.

Chỉ báo RSI là gì?

Biểu đồ RSI thường được đặt phía dưới biểu đồ của giá chứng khoán. Các mốc cần lưu ý tại đây là 70, 50 và 30. Cụ thể:

  • Khi RSI > 70 tức là thị trường đang ở mức mua quá nhiều. Điều này đẩy giá của cổ phiếu lên cao hơn ngưỡng cân bằng. Đồng thời, đây cũng là một báo hiệu cho thấy giá cổ phiếu có thể giảm trong thời gian sắp tới. Do đó, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu vào lúc này nếu đã đạt được lợi nhuận mục tiêu.
  • Khi RSI < 30 là mức thị trường đang ở mức bán quá nhiều, giá cổ phiếu đang giảm sâu quá ngưỡng. Đây cũng là tín hiệu giá cổ phiếu có thể chuẩn bị tăng. Nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua vào.
  • Nếu RSI nằm trong khoảng từ 30 – 70 thì đây là vùng trung tính. Nếu RSI ở mức 50 thì nó không biểu thị xu hướng.

RSI vượt trên 70 cho thấy tình trạng quá mua.

RSI vượt trên 70 cho thấy tình trạng quá mua. Ảnh: TradingView

Ý nghĩa của RSI là gì?

Thứ nhất, chỉ số RSI phân vùng quá mua quá bán:

Khi đường RSI vượt ngưỡng 70 thì nó được coi là vùng quá mua (Overbought), lúc này giá đã đạt đỉnh và có xu hướng điều chỉnh giảm giá.

Còn khi đường RSI dưới ngưỡng 30 thì được coi là vùng quá bán, lúc ấy giá chuẩn bị chạm đáy và có xu hướng điều chỉnh tăng trở lại.

Thứ hai, nó dự đoán được xu hướng tăng/giảm trong tương lai

Nếu chỉ số RSI lớn hơn 50 theo hướng từ dưới lên hoặc nó nằm trong vùng 45-55 sau đó vượt quá khỏi ngưỡng 55 thì xu hướng thị trường thường là tăng điểm.

Còn nếu RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc nằm trong vùng 45-55 rồi vượt xuống khỏi vùng 45 thì thường là giảm điểm.

Thứ ba, nó xác định hình dạng phân kỳ và hội tụ giá

Để xác định được hình dạng phân kỳ và hội tụ giá ta nối đỉnh giá với đỉnh giá và đáy giá với đáy giá.

Nếu hai đường này ra xa nhau thì đó là phân kỳ. Lúc này giá đang có xu hướng đảo chiều từ tăng xuống giảm, nhà đầu tư nên ngừng bán, chuẩn bị xác định điểm để mua vào.

Còn nếu hai đường di chuyển lại gần nhau thì đó là hội tụ, ngược với bên trên, giá đảo chiều từ giảm lên tăng, nhà đầu tư nên ngừng mua và chuẩn bị xác định điểm đến bán ra.

Cách dùng chỉ báo RSI hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Sử dụng theo xu hướng

Như cách ta phân loại chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng, nhằm xác định xu hướng tiếp diễn của giá, thì tùy theo xu hướng của giá mà ta sẽ có cách sử dụng khác nhau. Như ví dụ bên dưới về cổ phiếu HPG, trong xu hướng tăng giá, chỉ báo RSI thường sẽ không chạm vùng 30 điểm trở xuống, nên ở những vùng RSI dưới 40 nhà đầu tư có thể lựa chọn vị thế mua vào.

Ngược lại, trong xu hướng giảm của cổ phiếu, RSI ở trên vùng 60 hoặc 70 điểm (tùy theo khẩu vị rủi ro) mà nhà đầu tư có thể lựa chọn việc bán ra/chốt lời. Việc cân nhắc những vị thế mua vào ở vùng RSI dưới 30 điểm cũng có thể là một chiến thuật tốt, nhưng đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ.

Vẽ xu hướng cho đường RSI

Ta có thể vẽ các đường xu hướng cho chỉ báo RSI để xác định điểm mua và bán.

Trong xu hướng giảm của RSI, thì đường xu hướng sẽ là kháng cự mà ở đó khi đường RSI phá vỡ đường kháng cự sẽ cho điểm mua.

Ngược lại, trong xu hướng tăng của RSI, đường xu hướng sẽ là hỗ trợ, khi đường RSI phá đường hỗ trợ báo hiệu điểm bán.

Sử dụng chỉ báo RSI phân kỳ

Chỉ báo RSI phân kỳ giúp nhà đầu tư xác định những điểm mà ở đó xu hướng đảo chiều sẽ diễn ra.

Khi xu hướng của chỉ báo RSI giảm, nhưng giá cổ phiếu tăng => RSI phân kỳ âm, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều giảm.

Khi xu hướng của chỉ báo RSI tăng, nhưng giá cổ phiếu giảm => RSI phân kỳ dương, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều tăng.

Hạn chế của chỉ số RSI trong chứng khoán

RSI là chỉ báo tốt có hiệu quả trong phân tích dài hạn. Tuy nhiên vì là chỉ báo hiển thị động lượng nên dù tài sản có sự thay đổi về số lượng đáng kể ở cả hai xu hướng thì RSI vẫn sẽ duy trì quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài.

Có nghĩa là RSI ở mức quá bán, bạn quyết định mua vào cổ phiếu và đợi để mức giá tăng trở lại, nhưng sau đó giá vẫn giao động trong mức quá bán (thấp hơn 30) mãi cho đến hết tháng mới tăng. Lúc này rủi ro là mức giá tiếp tục giảm gây lỗ tài chính, hoặc phải một thời gian sau giá mới tăng trở lại. Tình huống tương tự với RSI ở mức quá mua.

Chỉ báo RSi sẽ chính xác nhất khi thị trường giao động, nơi mà giá tài sản có sự xen kẽ chuyển động tăng và giảm chứ không duy trì liên tục một xu hướng.

Bên cạnh đó, RSI liên tục duy trì trong vùng quá bán hoặc quá mua, nếu bạn không nghiên cứu kỹ mà vội ra quyết định đầu tư có thể tổn thất tài sản. Nhất là khi giá không đảo chiều hoặc phải rất lâu mới đảo chiều.

Trên đây là những thông tin về chỉ báo RSI. Mong rằng bài viết này có thể giúp các nhà đầu tư mới hiểu RSI là gì? Ý nghĩa cũng như cách giao dịch và hạn chế của nó để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *