Top 10 hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới


Thị trường hàng hóa rất phổ biến với các trader vì giá cả trên thị trường này thường xuyên biến động và mang lại các cơ hội kiếm lợi nhuận. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả sẽ bao gồm xu hướng của người tiêu dùng, tình hình thời tiết, cơ sở hạ tầng, chính sách của chính phủ, hiệu suất của nền kinh tế, mức dự trữ, giá trị tiền tệ, và nhiều thứ khác.

 

Top những hàng hóa được giao dịch nhiều nhất hiện  nay

 

1. Dầu thô Brent

 

Dầu thô Brent

 

Dầu thô là một trong những mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao nhất thế giới vì nó có thể được tinh chế thành các sản phẩm như xăng, dầu diesel và dầu nhờn, cùng với nhiều hóa dầu được sử dụng để sản xuất nhựa. Dầu thô Brent cùng với West Texas Middle (WTI) là một trong hai loại dầu chính được sử dụng để làm tiêu chuẩn cho giá dầu toàn cầu. Nó là một loại dầu có chất lượng cao với hàm lượng lưu huỳnh thấp và do đó tương đối dễ dàng để tinh chế thành các sản phẩm có thể sử dụng cuối cùng. Dầu Brent được khoan từ các mỏ dầu ở các khu vực Biển Bắc Brent Brent, Oseberg, Forties và Ekosfisk, ngoài khơi bờ biển của Vương quốc Anh và Na Uy. Vì nằm gần biển nên việc vận chuyển quốc tế hàng hóa này khá hiệu quả và tiết kiệm được kha khá chi phí.

Giống như tất cả các hàng hóa nói chung, giá dầu Brent cũng phụ thuộc vào các yếu tố cung – cầu. Trong lịch sử, cầu về dầu có tương quan với hiệu quả kinh tế toàn cầu. Giá thường tăng trong giai đoạn kinh tế bùng nổ – vì cần nhiều dầu hơn để sản xuất và vận chuyển sản phẩm – và sẽ giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Còn về nguồn cung dầu toàn cầu nói chung – chứ không riêng gì nguồn cung dầu Brent – có ảnh hưởng lớn nhất đến giá hàng hóa này. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nơi đặt ra hạn ngạch sản xuất cho các nước thành viên, trong lịch sử có ảnh hưởng rất lớn đến giá dầu Brent. Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong những năm gần đây khi Mỹ – vốn không phải là thành viên của OPEC – đã tăng sản lượng đá phiến lên.

 

2. Thép

 

thép

 

Thép là một hợp kim của sắt và carbon thường bao gồm các nguyên tố khác như mangan, crom, niken và vonfram. Thép là một mặt hàng quan trọng vì nó cực kỳ cứng và chi phí tương đối thấp, phù hợp để sử dụng trong ngành xây dựng, cơ sở hạ tầng và sản xuất. Do đó, giá thép trong lịch sử có mối tương quan khá tốt với hiệu quả kinh tế toàn cầu – nói chung là tăng và giảm theo sản lượng kinh tế. Tuy nhiên, là một hợp kim, nên giá của thép phụ thuộc vào chi phí của các sản phẩm cấu thành và chi phí vận chuyển chúng. Trong những tháng gần đây, giá thép cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại của Trump với Trung Quốc khi ông áp đặt thuế quan lên mặt hàng thép nhập khẩu.

Thành phần của thép có thể thay đổi đáng kể phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng sản phẩm cuối của người tiêu dùng, do đó không có tiêu chuẩn chung nào cho loại hợp kim này. Chính vì thế, khá khó khăn cho các trader để giao dịch với quá nhiều loại hợp đồng tương lai thép. Với IG, bạn có thể giao dịch thép gián tiếp bằng cách đầu cơ vào các mặt hàng cấu thành, cụ thể là quặng sắt.

 

3. Dầu thô West Texas Intermediate (WTI)

 

Dầu thô West Texas Intermediate (WTI)

 

Dầu thô West Texas Intermediate (WTI) – được gọi là dầu thô Mỹ trên nền tảng IG, là loại dầu thô thứ hai trong danh sách của chúng ta. Dầu thô WTI là một loại dầu chất lượng cao khác, có hàm lượng lưu huỳnh và độ đặc thậm chí thấp hơn dầu Brent. Dầu WTI được khai thác ở nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ như Texas, Louisiana và North Dakota – và được bán ở Cushing, Oklahoma.

Trong quá khứ, giá dầu WTI phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng của Mỹ. Điều này là do Cushing là một khu vực không giáp biển, do đó việc vận chuyển dầu ra quốc tế khá khó khăn, làm xuất hiện sự chênh lệch về chi phí giữa dầu thô WTI và Brent. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ‘Ống dẫn dầu theo đường biển’ gần đây để lấy dầu từ Cushing đến Freeport, Texas (trên Vịnh Mexico) – đã đảo ngược tình thế, giúp việc xuất khẩu mặt hàng này dễ hơn, và chúng ta có thể nhìn thấy giá cao hơn, tương quan chặt chẽ với giá dầu thô Brent.

 

4. Đậu nành

 

đậu nành

 

Đậu nành – được biết đến là một mặt hàng quan trọng ở Mỹ chủ yếu vì chúng giàu protein và tương đối rẻ để sản xuất. Chúng được sử dụng để sản xuất nhiều loại thực phẩm và nông sản, như bột đậu nành (thức ăn dành cho gia súc), dầu đậu nành, các sản phẩm thay thế thịt và sữa như đậu phụ và sữa đậu nành. Chúng cũng có thể được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học. Phần lớn đậu nành được trồng ở Mỹ, sau đó là Brazil, Argentina, Trung Quốc và Ấn Độ.

Giá đậu nành có thể bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về thức ăn chăn nuôi, dầu diesel sinh học, và các sản phẩm thay thế thịt và sữa, cùng với các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguồn cung như điều kiện thời tiết bất thường. Vì Mỹ là nhà sản xuất đậu nành lớn, nên giá mặt hàng này cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của đồng đô la Mỹ – nói chung là giá đậu nành sẽ tăng (trên danh nghĩa) khi đồng đô la Mỹ giảm và ngược lại. Năm 2018, những suy đoán về thuế quan của Trung Quốc đối với đậu nành Mỹ và hành động áp đặt cuối cùng của họ cũng có tác động mạnh mẽ đến giá đậu nành.

 

5. Quặng sắt

 

quặng sắt

 

Quặng sắt có thể được khai thác từ đá và quặng khoáng chất. Phần lớn quặng sắt được sử dụng để sản xuất gang và thép. Tuy nhiên, sắt chiết xuất cũng có thể được sử dụng để sản xuất nam châm và chất xúc tác cho rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

Sắt là một hàng hóa dễ khai thác. Trong lịch sử, giá cả hàng hóa này tương đối ổn định vì thường có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đã có những biến động đáng kể về giá do sự thay đổi tiêu dùng của Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc đã nhanh chóng đô thị hóa, đòi hỏi một lượng thép lớn để bắt kịp tăng trưởng kinh tế. Bởi vì điều này mà chính sách thuế quan của ông Trump cũng có tác động gián tiếp lên quặng sắt khiến giá giảm làm cho nhu cầu giảm.

 

6. Ngô

 

ngô

 

Ngô là một mặt hàng “mềm” quan trọng. Đây là một nguồn thực phẩm được sử dụng chủ yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, ethanol, xi-rô ngô và tinh bột. Phần lớn ngô được trồng ở Mỹ, sau đó là Trung Quốc, Brazil và Argentina.

Giống như đậu nành, giá ngô phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu về thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học, cũng như sức mạnh của đồng đô la Mỹ và tình hình thời tiết. Ngoài ra, trợ cấp nông nghiệp – đặc biệt là trợ cấp của Hoa Kỳ – cũng có thể có ảnh hưởng đến giá ngô. Sản xuất ngô hiện đang được trợ cấp rất nhiều ở Hoa Kỳ, mang lại động lực mạnh mẽ để sản xuất và giúp duy trì nguồn cung toàn cầu.

 

7. Vàng

 

vàng

 

Vàng là một kim loại quý được tìm kiếm rất nhiều trong nhiều thiên niên kỷ vì màu vàng kim loại và ánh kim sang trọng của chúng. Ngày nay, vàng chủ yếu được sử dụng để sản xuất đồ trang sức và như một tài sản để đầu tư. Tuy nhiên, một lượng nhỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp vì nó có khả năng vô hiệu hóa trước hầu hết các phản ứng hóa học và dẫn điện. Phần lớn vàng được khai thác ở Trung Quốc, sau đó là Úc, Nga và Hoa Kỳ.

Vàng được coi là một tài sản “bến đỗ an toàn” vì nó có xu hướng giữ hoặc tăng giá trị trong thời điểm bất ổn kinh tế và chính trị. Vì lý do này, nhiều trader đổi tiền sang vàng khi đồng đô la giảm giá, do đó, giá vàng thường có mối quan hệ nghịch đảo với giá trị của đồng đô la.

 

8. Đồng

 

đồng

 

Đồng là một kim loại cơ bản quan trọng vì nó là chất dẫn đặc biệt tốt cả nhiệt và điện, đồng thời có khả năng chống ăn mòn và chịu được tác động của thời tiết. Đồng chủ yếu được sử dụng để sản xuất dây điện, đường ống, mái ngói và máy móc công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để sản xuất hợp kim như đồng thau và đồng thiếc. Đồng chủ yếu được khai thác ở Chile, sau đó là Trung Quốc, Peru và Mỹ.

Nhờ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và điện tử, nên giá đồng có thể dao động đáng kể tùy theo mức sản lượng kinh tế. Mặt khác, nguồn cung có thể bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp thương mại, mùa vụ và các mối quan tâm về cơ sở hạ tầng – đặc biệt là từ các nhà cung cấp đồng chính của Nam Mỹ như Chile và Peru.

 

9. Nhôm

 

nhôm

 

Nhôm là một kim loại cơ bản khác không kém phần quan trọng – một kim loại đặc biệt nhẹ và chống ăn mòn. Nhôm thường được kết hợp với các kim loại khác – chẳng hạn như đồng, kẽm và magiê – để tạo thành hợp kim vừa mạnh vừa nhẹ. Vì những lý do trên, nhôm và hợp kim có chứa nhôm rất hữu ích cho các ứng dụng thương mại như sản xuất xe và máy bay, bao bì và xây dựng. Phần lớn nhôm được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó là Nga, Canada và Ấn Độ.

Giá dầu và giá điện có thể ảnh hưởng đến giá nhôm vì việc tách nguyên tố này khỏi quặng rất tốn hai năng lượng trên. Sản xuất và xây dựng thúc đẩy nhu cầu sử dụng nhôm, vì vậy sự phát triển kinh tế ở các nền kinh tế như Trung Quốc có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá nhôm. Và, một lần nữa, đây là một mặt hàng đã được chính quyền Trump áp dụng thuế quan trong năm nay – vì vậy chính sách của Mỹ có thể sẽ đóng vai trò trong việc định giá nhôm.

 

10. Bạc

 

Giá bạc hôm nay bao nhiêu Tiền 1 Chỉ, 1 Cây? Mua ở đâu?

 

Bạc là kim loại quý thứ hai trong danh sách này, và đây là một thành tố khác đã được tìm kiếm rất nhiều trong hàng ngàn năm. Không giống như vàng, khoảng 50% nhu cầu về bạc có thể được quy cho các mục đích sử dụng công nghiệp của nó, ví dụ như sản xuất các tấm pin mặt trời, tâm phim hay các chỗ tiếp xúc điện. Tuy nhiên, bạc giống vàng ở chỗ là một tỷ lệ lớn nhu cầu sử dụng bạc cũng đến từ các nhà kim hoàn và nhà đầu tư.

Bạc cũng được coi là một tài sản trú ẩn an toàn, vì vậy giá của nó thường sẽ tăng trong thời điểm kinh tế không đảm bảo. Tuy nhiên, vàng thường được xem là một khoản đầu tư đáng tin cậy hơn vì giá của nó ít phụ thuộc vào nhu cầu từ ngành công nghiệp, vốn thường bị ảnh hưởng khi sản lượng kinh tế giảm. Về nguồn cung, bạc thường được chiết xuất từ quặng của các kim loại khác – đặc biệt là đồng – do đó sự biến động về nhu cầu đối với các yếu tố này cũng có thể ảnh hưởng đến giá bạc.

Nguồn: Trader FX

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *