Nến nhật là gì? Các mô hình nến Nhật thường gặp nhất trong chứng khoán

Mô hình nến Nhật là công cụ hữu ích, giúp các nhà đầu tư có thể nắm bắt được thông tin của một loại tài sản nào đó, được giao dịch trên thị trường. Loại mô hình này đặc biệt phổ biến trên thị trường chứng khoán, giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp của mình. Cùng tham khảo ngay nội dung dưới đây để tìm hiểu về những thông tin của mô hình này nhé!

1. Mô hình nến Nhật là gì?

Nến Nhật hay còn được biết đến với các tên gọi khác là mô hình nến Nhật, biểu đồ nến Nhật,…là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, được sử dụng để mô tả những biến động giá của một loại tài sản trong một phiên giao dịch nhất định.

Mô hình nến Nhật được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tiền điện tử, forex và cả các loại hàng hoá.

Biểu đồ nến Nhật có thể dùng trong mọi khung thời gian từ 1 năm, 1 tháng, 1 tuần cho đến 1 phút… Dựa vào biểu đồ nến này, các trader có thể dễ dàng nắm bắt giá mở phiên, giá chốt phiên hay giá cao nhất, giá thấp nhất trong phiên giao dịch đó.

Nến Nhật được tìm ra bởi Munehisa Honma (người Nhật Bản) – Ông là một trong những nhân vật huyền thoại hình thành nên thế giới trading và được mệnh danh là “ông tổ” của thị trường giao dịch. Munehisa đã tạo ra đồ thị hình nến biểu thị giá gạo lên xuống trên thị trường. Đồng thời ông cũng dùng chúng để đối chiếu, nghiên cứu cùng với các nhân tố tác động đến giá. Như là thời tiết, lạm phát, chính sách thuế, tình hình kinh tế,…

Sau này, mô hình nến được Steve Nison phát hiện khi làm chung với những công ty môi giới ở Nhật. Ông đã nghiên cứu, viết sách về kỹ thuật này và đưa nó đến tay những nhà giao dịch. Ngày nay, mô hình nến Nhật dần trở nên thông dụng và được sử dụng khá rộng rãi.

2. Đặc điểm của mô hình nến Nhật

Nến Nhật có hai thành phần chính là thân nến và bóng nến. Thông thường một cây nến Nhật tiêu chuẩn sẽ có đầy đủ các bộ phận sau:

Phần thân của nến thể hiện phạm vi giá dao động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong một khoảng thời gian cụ thể, trong đó:

  • Giá mở: Là giá khởi đầu trong một phiên giao dịch. 
  • Giá đóng: Là giá cuối, kết thúc phiên giao dịch.
  • Phần bóng nến sẽ thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên.
  • Bóng nến trên: Là đỉnh của giá cao nhất trong phiên giao dịch.
  • Bóng nến dưới: Là đáy của giá thấp nhất trong phiên giao dịch.

Ngoài ra, nến Nhật còn được biểu thị dưới 2 màu xanh – đỏ. Mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:

  • Nến xanh (nến tăng điểm): Giá mở cửa nhỏ hơn giá đóng cửa -> giá tăng.
  • Nến đỏ (nến giảm điểm): Giá mở cửa lớn hơn giá đóng cửa  -> giá giảm.

3. Vai trò của nến Nhật trong đầu tư chứng khoán

Nến Nhật được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư chứng khoán, đặc biệt quen thuộc với các trader theo trường phái price action (phương pháp dự đoán hướng đi của thị trường theo biến động giá). Nến Nhật ở đây đóng vai trò như một công cụ không thể thiếu khi phân tích kỹ thuật thị trường và vào lệnh, hỗ trợ trader tìm điểm vào lệnh tối ưu, cung cấp nhiều thông tin quan trọng:

3.1. Phản ánh thông tin về hành vi giá trong phiên

Dựa vào kích thước, màu sắc của thân nến và bóng nến, bạn có thể nhận biết mức biến động giá của thị trường, bên mua hay bên bán đang chiếm ưu thế. Từ đó đưa ra các quyết định vào khớp lệnh phù hợp. Cụ thể:

  • Thân nến dài cho thấy phiên giao dịch đang diễn ra rất sôi nổi, tức giá mở cửa và giá đóng cửa đang có sự chênh lệch lớn. Nếu nến cam dài hơn nến đen, thì bên mua đang áp đảo, và ngược lại, nếu nến đen dài hơn, nghĩa là bên bán đang chiếm ưu thế bán trong phiên giao dịch.
  • Thân nến ngắn cho thấy không bên nào đang kiểm soát thị trường, chênh lệnh giá đóng cửa và giá mở cửa không nhiều.
  • Cả bóng nến trên và bóng nến dưới dài cho thấy phiên giao dịch đang có sự biến động lớn, bên bán càng đẩy giá lên thì bên mua càng đẩy giá xuống. Càng về cuối phiên giao dịch, nếu giá đóng cửa gần hơn với giá mở cửa thì chứng tỏ hai bên đang rất “căng”, điều này làm cho giá trung bình trong phiên cũng không dao động nhiều (thậm chí là không dao động).
  • Bóng nến ngắn cho thấy phiên giao dịch đang khá “êm ả”, cả bên bán và bên mua chỉ đang do dự và chờ đợi các hành động tiếp theo, không bên nào áp đảo bên nào.

3.2. Dự đoán hành động giá trong những phiên tiếp theo

Các mô hình nến Nhật sẽ xuất hiện tại ngưỡng quan trọng (thường gọi là key level), khi đó chúng sẽ cung cấp các tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng giúp các trader có thể dễ dàng tìm được điểm và đưa ra quyết định khi nào vào lệnh, đóng lệnh lý tưởng nhất.

3.3. Phản ánh tâm lý chung của giới đầu tư

Mọi thông tin giao tranh trong phiên giao dịch xảy ra giữa người mua và người bán đều liên quan đến giá. Giá lại được thể hiện qua hình dạng, kích thước và màu sắc của nến, do vậy khi đọc đúng mô hình nến Nhật, các trader và nhà đầu tư có thể nắm bắt được tâm lý chung của những người đang tham gia giao dịch này.

4. Các mô hình nến Nhật thường gặp nhất trong chứng khoán

4.1. Sao hôm và sao mai

Các mô hình nến Evening and Morning Star lần lượt xảy ra ở cuối các xu hướng tăng/giảm và có xu hướng chỉ ra các mô hình đảo chiều.

Những cái tên đến từ sự hình thành hình ngôi sao của sự sắp xếp.

Như bạn có thể thấy từ hình ảnh bên dưới, nến đầu tiên nằm trong hướng của xu hướng, tiếp theo là nến tăng hoặc giảm với thân nhỏ. Hình nến thứ ba được nhìn thấy theo hướng đảo chiều, lý tưởng là khi giá đóng cửa đã vượt qua một nửa của thân nến đầu tiên.

Giao dịch mô hình nến này yêu cầu một nến xác nhận theo hướng đảo chiều tương ứng – ví dụ: các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm một nến giảm theo sau nến Evening star.

4.2. Nến nhấn chìm

Mô hình nến Bullish or Bearish Engulfing có thể chỉ ra các mô hình đảo chiều.

Hình thành nến Bullish Engulfing cho thấy phe bò mạnh hơn phe gấu. Như mô hình bên dưới cho thấy, nến với thân màu xanh lá cây (bò) bao phủ hoàn toàn thân nến đầu tiên (gấu).

Mô hình nến Bearish Engulfing là một nến xanh nhỏ (tăng giá) theo sau là nến đỏ (giảm giá) lớn hơn nến xanh nhỏ.

4.3. Mô hình nến Doij

Mô hình biểu đồ hình nến Doji có liên quan đến sự do dự trên thị trường của tài sản cơ bản. Có tiềm năng đảo chiều xu hướng hiện tại hoặc tích lũy.

Mô hình này có thể xảy ra ở đầu xu hướng tăng, dưới cùng của xu hướng giảm hoặc ở giữa xu hướng.

Nến có phần thân cực kỳ nhỏ nằm giữa một bóng trên và dưới dài.

4.4. Mô hình nến Hammer

Nến Hammer được xem như một sự đảo chiều tăng giá thường xảy ra ở đáy của một xu hướng giảm.

Hình thành nến này bao gồm một thân nhỏ, theo đó giá mở, cao, thấp và đóng cửa gần như giống nhau. Có một bóng dài bên dưới thân nến có chiều dài gấp đôi chiều dài của thân nến. Thân nến có thể tăng hoặc giảm, tuy nhiên xu hướng tăng được coi là thuận lợi hơn

4.5. Bullish & Bearish harami

Harami tăng hoặc giảm có thể chỉ ra các mô hình đảo chiều.

Từ “Harami” có nghĩa là “mang thai” trong tiếng Nhật và người ta đã đặt tên cho mẫu hình nến này vì nó giống phụ nữ mang thai. Cây nến thứ hai trong mô hình phải nằm trong thân của cây nến đầu tiên như trong các hình bên dưới. Điều này đúng cho cả Harami tăng và giảm.

Trước một Harami tăng giá là xu hướng giảm và trước Harami giảm giá là xu hướng tăng.

 

4.6. Mô hình mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)

Mô hình nến này phải xảy ra trong xu hướng tăng. Như hình bên dưới, nến tăng được theo sau bởi nến giảm.

Nến giảm giá này phải có các tiêu chí nhất định để xác nhận mô hình Dark Cloud Cover:

1. Giá mở cửa phải cao hơn giá đóng cửa của những ngày trước đó.

2. Giá đóng cửa phải đóng cửa dưới ½ thân của nến tăng trước đó.

Mô hình Dark Cloud Cover trông tương tự như mô hình Bearish Engulfing. Sự khác biệt giữa cả hai liên quan đến thanh nến thứ hai. Mô hình Bearish Engulfing có nến thứ hai mở cửa trên mức đóng của nến đầu tiên, trong khi Dark Cloud Cover có nến thứ hai mở trên mức cao của nến đầu tiên và đóng dưới ½  thân nến đầu tiên.

4.6. Mô hình nến xuyên thấu (Piercing Pattern)

Mô hình Piercing được xem như một mô hình đảo chiều tăng, khi kết thúc xu hướng giảm hoặc thời gian pullback trong xu hướng tăng hoặc tại vùng hỗ trợ.

Có hai thành phần của sự hình thành Piercing:

1. Nến giảm

2. Nến tăng

Mô hình Piercing xảy ra khi một cây nến tăng (thứ hai) đóng cửa trên ½ thân của cây nến giảm (thứ nhất) trong một thị trường có xu hướng giảm.

Giá mở của cây nến thứ hai sẽ giảm xuống khi thị trường mở cửa và tiếp theo bằng cách đóng cửa trên ½ thân của nến trước như được chỉ ra bên dưới.

Cả hai mẫu Piercing và Dark Cloud Cover đều có những đặc điểm giống nhau. Sự khác biệt là đường xuyên thủng là một mô hình đảo chiều tăng giá như đã đề cập ở trên, trong khi mô hình Dark Cloud Cover là một mô hình đảo chiều giảm giá.

4.7. Mô hình nến Inside Bar

Mô hình Inside Bar được sử dụng trong các thị trường có xu hướng, theo đó mức giá cao và thấp của Inside bar nằm hoàn toàn trong nến trước đó hoặc “nến mẹ”.

Thanh bên trong được giao dịch theo hướng của xu hướng – nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, nhà giao dịch sẽ tìm cách tiếp tục với vị thế bán với sự hiện diện của thanh bên trong. Điều tương tự được áp dụng trong một xu hướng tăng.

Giao dịch theo hướng của xu hướng không phải lúc nào cũng đúng vì các mức hỗ trợ/kháng cự quan trọng có thể cho thấy sự đảo chiều. Theo cổ điển, các điểm vào lệnh được đặt trên hoặc dưới mức cao hoặc thấp của nến mẹ tùy thuộc vào hướng giao dịch.

Một Inside Bar cũng tương tự như mô hình nến Harami tăng hoặc giảm. Sự khác biệt chính là với Inside Bar, các mức cao và thấp được xem xét trong khi phần thân bị bỏ qua.

4.8. Mô hình nến Long Wicks (Nến có bóng dài)

Các mẫu hình nến Long Wicks thường chỉ ra sự đảo chiều trong xu hướng.

Long Wicks xảy ra khi giá được test và bị từ chối. Bóng nến cho biết giá bị từ chối.

Xác định xu hướng là quan trọng để giải thích ý nghĩa của Bóng nến dài.

Việc xác định các mức chính và hành động giá thường được sử dụng cùng với các nến Long Wicks.

 LONG WICKS

4.9. Mô hình nến Shooting star

Shooting Star là một nến giảm giá với râu nến dài phía trên, ít hoặc không có râu nến phía dưới và thân nến nhỏ gần mức thấp nhất trong ngày. Nó xuất hiện sau một xu hướng tăng và có khả năng chỉ ra sự đảo ngược xu hướng thành giảm.

Khoảng cách giữa giá cao và giá mở cửa của nến phải lớn hơn hai lần so với thân của Shooting Star. Khoảng cách giữa giá thấp nhất trong ngày và giá đóng cửa phải rất nhỏ hoặc không tồn tại.

SHOOTING STAR

5. Một số hạn chế của nến Nhật

Mặc dù được ứng dụng rộng rãi như vậy, song ở nến Nhật vẫn tồn tại những hạn chế nhất định buộc bạn phải thật cẩn trọng khi ứng dụng. Một số điểm hạn chế ở nến Nhật thường thấy như:

  • Không hiển thị được diễn biến xu hướng của thị trường: Thị trường chứng khoán vốn rất đa dạng, do đó nếu chỉ đọc một mô hình nến Nhật bạn sẽ khó nắm được các xu hướng của thị trường. Do đó, các nhà đầu tư nên đọc kết hợp nhiều mô hình nến khác nhau cùng các chỉ báo phù hợp để sàng lọc và tìm kiếm những thông tin chính xác, hữu ích cho mình.
  • Khung thời gian càng nhỏ, các thông tin cung cấp càng nhiễu: Tuy rằng nến Nhật cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nhưng đối với các khung nến càng nhỏ và hẹp thì khả năng cung cấp thông tin lại dễ sai lệch và làm giả. Do đó, bạn cần xem xét đa khung thời gian và kết hợp các chỉ báo phân tích khác để hạn chế rủi ro trong quá trình tham gia giao dịch.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nến Nhật, vai trò và một số mô hình nến Nhật thường gặp. Isg hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp nhà đầu tư thêm hiểu biết hơn về nến Nhật, từ đó khai thác triệt để các tính năng mà công cụ này mang lại trong đầu tư, giúp bạn mang về nguồn lợi lớn nhất!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *