Chiến lược đầu tư giá trị là gì?

Chiến lược đầu tư giá trị là gì? Những nguyên tắc quan trọng trong đầu tư giá trị

Nhắc đến đầu tư chứng khoán, có rất nhiều kiểu chiến lược khác nhau dành cho nhà đầu tư. Và đầu tư giá trị là một trong những chiến lược tiêu biểu, thường xuyên được nhắc đến và lựa chọn, trong đó có “ông trùm” chứng khoán Warren Buffett. Vậy chiến lược này được sử dụng như thế nào và có những nguyên tắc nào cần chú ý? Hãy cùng ISG tìm hiểu 1 cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây.

Chiến lược đầu tư giá trị hiệu quả

Chiến lược đầu tư giá trị là gì?

Chiến lược đầu tư giá trị là chiến lược trong đó nhà đầu tư sẽ tìm và lựa chọn mua những cổ phiếu bị định giá thấp.

Bản chất của đầu tư vào giá trị tức là nhà đầu tư phải nghiên cứu và tìm kiếm trong những mã cổ phiếu trên sàn bằng cách đi sâu vào đánh giá nội tại của doanh nghiệp. Từ đó, tìm ra mã nào đang bị thị trường định giá thấp hơn so với giá trị nội tại của nó.

Cuối cùng, họ sẽ sẵn sàng mua vào và nắm giữ trong dài hạn. Trong nhiều năm, tài sản sẽ được gia tăng lên nhiều nhờ tận dụng kết hợp được hiệu ứng lãi kép. Do chiến lược đầu tư vào giá trị đòi hỏi khoảng thời gian dài lên đến vài năm, nên những nhà đầu tư ưa thích lướt sóng thường không phù hợp với cách này.

đầu tư giá trị

Những nguyên tắc cơ bản trong đầu tư giá trị

Mỗi chiến lược sẽ có nguyên tắc áp dụng riêng, đối với đầu tư giá trị, nhà đầu tư phải thuộc nằm lòng và tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

Mỗi cổ phiếu đều có giá trị nội tại riêng
Mỗi mã cổ phiếu mang trong mình một giá trị nội tại riêng và gần như không thay đổi theo thời gian. Giá trị nội tại khác với giá mà nó được mua bán, giao dịch trên thị trường hay giá trị sổ sách.

Giá trị nội tại của cổ phiếu được quyết định bởi nhiều yếu tố như: Danh tiếng của công ty phát hành, lĩnh vực hoạt động của công ty đó, các chỉ số EPS, P/B, P/E… Để xác định chính xác giá trị nội tại, nhà đầu tư cần phân tích và đánh giá kỹ càng.

Muốn thế, bạn phải trang bị cho mình kiến thức đầu tư tài chính đầy đủ để có thể định giá cổ phiếu một cách đúng đắn. Nguyên tắc này sẽ giúp nhà đầu tư xác định được điểm mua và điểm bán sao cho thu được mức lợi nhuận tối ưu. Giá mua vào – bán ra chênh lệch càng lớn thì lợi nhuận càng cao.

Luôn tuân thủ giới hạn mức biên an toàn
Biên an toàn là con số được thể hiện thông qua tỉ lệ % chênh lệch giữa mức giá thị trường và giá trị nội tại của cổ phiếu mà bạn đang nghiên cứu. Trong đầu tư chứng khoán, việc tuân thủ biên an toàn là vô cùng quan trọng, nó giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro không đáng có.

Buffett từng lấy hình ảnh về chiếc cầu để minh họa cho biên an toàn. Một chiếc cầu với yêu cầu khối lượng tối đa có thể đi qua nó là 20 tấn; liệu bạn có yên tâm khi ngồi lên chiếc xe 20 tấn đi qua cầu. Một chiếc xe 10 tấn đi qua cầu sẽ an toàn hơn, khi đó 10 tấn còn lại là biên an toàn.

Biên an toàn thường tính bằng tỷ lệ %; trong trường hợp chiếc xe qua cầu trên, biên an toàn là 50%.

Theo Warren Buffett ông chỉ mua cổ phiếu khi biên an toàn đạt ít nhất 25%. Tuy nhiên Benjamin Graham thích biên an toàn cao hơn, thuật ngữ của ông là mua đồng xu 1 đô là với giá 50 cent (tức biên an toàn là 50%).

Giả thuyết thị trường hiệu quả không phải luôn đúng
Giả thuyết thị trường hiệu quả là thị trường mà cổ phiếu luôn thể hiện đúng giá trị của nó, tức là thị giá luôn bằng với giá trị nội tại. Đây được xem là thị trường lý tưởng dành cho các nhà đầu tư. Nhưng trong thực thế, thị trường này không chính xác bởi chỉ một số ít mã cổ phiếu được định giá đúng, còn lại những mã khác có thể bị định giá thấp hơn hoặc được định giá cao hơn giá trị thực của nó.

Chỉ có thể dựa vào phân tích các chỉ số và kinh nghiệm thực chiến cùng hiểu biết về ngành nghề thì nhà đầu tư mới tìm ra được cổ phiếu tiềm năng.

Tự hoạch định chiến lược đầu tư riêng
Việc cần tránh với những nhà đầu tư chứng khoán là chạy theo tâm lý đám đông. Nếu hùa theo đám đông, bạn rất dễ bị dắt mũi bởi những cá mập và hứng chịu rủi ro.

Khi chọn cách đầu tư vào giá trị, nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá trị thực sự của cổ phiếu, không phụ thuộc vào việc mọi người bàn tán hay đang làm gì mà cần có những phân tích, nhận định của riêng mình. Vì lẽ đó, nhà đầu tư giá trị thường làm ngược lại so với đa số, khi số đông bán tống bán tháo thì nhà đầu tư giá trị sẽ nhảy vào mua và nắm giữ. Và khi đám đông nhảy vào tranh mua thì nhà đầu tư giá trị thường sẽ bán cổ phiếu mình nắm giữ.

Muốn vậy, bạn cần liên tục trang bị kiến thức đầu tư, dành thời gian nghiên cứu và nhận định thị trường để đề ra kế hoạch tối ưu. Trường hợp giao dịch theo đám đông thì phải cân nhắc kỹ.

Cần kiên nhẫn và thận trọng
Như bạn đã biết, đầu tư vào giá trị nội tại cần một khoảng thời gian dài, có thể là từ 3 đến 5 năm, đôi khi lên đến 10 năm. Vì thế nhà đầu tư theo trường phái này rất cần đức tính kiên nhẫn. Ngoài ra, việc nắm bắt thời cơ cũng vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định lợi nhuận của bạn ở mức nào, chiến lược có hiệu quả hay không.

Những nguyên tắc cơ bản trong đầu tư giá trị

Vì sao những cổ phiếu giá trị lại xuất hiện trên thị trường?

Nhà đầu tư giá trị đầu tư vào cổ phiếu giá bán trên thị trường thấp hơn giá trị thực, vậy nguyên nhân do đâu:

  • Tâm lý đám đông: Khi cổ phiếu tăng giá, hàng loạt nhà đầu tư nhảy vào tranh mua, và khi cổ phiếu giảm giá họ lại tranh nhau bán bất chấp, khiến giá cổ phiếu rơi xuống mức quá thấp.
  • Bóng bóng và sụp đổ: Thường sau 1 bong bóng thì thị trường chứng khoán sẽ sụp, kéo theo nhiều hệ lị domino cả tâm lý nhà đầu tư và hoạt động kinh doanh.
  • Cổ phiếu không được chú ý: Những cổ phiếu vốn hóa nhỏ, thanh khoản thấp bị nhà đầu tư bỏ quên.
  • Tin tức xấu: Những tin tức xấu ảnh hưởng mạnh đến giá của cổ phiếu, thậm chí của thị trường chứng khoán khiến giá cổ phiếu rơi mạnh như vụ Biển Đông hay Bầu Kiên.
  • Bộ phận nào đó hoạt động kém: Điều này có thể khiến lợi nhuận giảm sút, hoặc hiệu quả tệ đi, khiến giá cổ phiếu giảm ví dụ như Cocacola sản xuất loại mới không thành công, khi đó chỉ cần thanh lý bộ phận đó thì lợi nhuận cải thiện và giá sẽ tăng.
  • Chu kỳ: Ở đây có thể là chu kỳ của cả nền kinh tế tác động đến thị trường chứng khoán, hoặc chu kỳ ngành.

Ưu và nhược điểm của chiến lược đầu tư giá trị

Ưu điểm

  • Nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó.
  • Tận dụng được đòn bẩy thời gian ít nhất để tạo ra tài sản có giá trị lâu dài nhất.
  • Nắm giữ được tài sản có giá trị tăng bền vững.
  • Không bị ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đầy, tâm lý giao dịch FOMO vì những yếu tố như biến động giá cả hằng ngày không phải mối quan tâm của nhà đầu tư giá trị. Vì họ chỉ tập trung vào giá trị nội tại của doanh nghiệp đang đầu tư.

Nhược điểm

  • Không có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị trong những giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh vì giai đoạn này hầu hết các công ty đều trên giá trị thực.
  • Có khả năng sẽ bỏ qua những cơ hội đầu tư tăng trưởng khác vì đang nắm giữ dài hạn cổ phiếu mà mình đã đầu tư.
  • Lợi nhuận chỉ giới hạn ở vùng giá trị thực của doanh nghiệp, có thể sẽ bỏ qua phần lợi nhuận nếu doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng vượt xa giá trị thực.
  • Dữ liệu đầu vào cần phải tiếp cận và xử lý lớn.
  • Rủi ro thay đổi giá trị thực của cổ phiếu.
  • Khó xác định được giá cổ phiếu đã về giá trị thấp nhất chưa. Và liệu rằng nó có tiếp tục giảm nữa hay không.

Ưu và nhược điểm của chiến lược đầu tư giá trị

Cách áp dụng chiến lược đầu tư giá trị để tìm cổ phiếu

Có thể thấy rằng đầu tư giá trị xoay quanh vấn đề xác định giá trị thực của doanh nghiệp. Để sử dụng phương pháp này, nhà đầu tư cần phải hiểu được giá trị của một doanh nghiệp. Chúng bao gồm những gì, làm cách nào để định giá giá trị của doanh nghiệp đó. Nghe có vẻ rất phức tạp nhưng bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để đem phương pháp đầu tư giá trị vào “thực chiến” nhé:

Bước một: Xác định giá trị của doanh nghiệp bao gồm những gì

Giá trị của một công ty có thể được tạo nên từ ba thành phần chính:

  • Tài sản của công ty.
  • Lợi nhuận của công ty.
  • Tiềm năng tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận trong tương lai.

Nên lưu ý rằng tài sản của doanh nghiệp không chỉ bao gồm các tài sản hữu hình như nhà máy, xưởng sản xuất, trang thiết bị, tòa nhà văn phòng,… Họ còn có cả những tài sản vô hình như bằng sáng chế, khả năng độc quyền, thương hiệu.

Doanh nghiệp sẽ sử dụng những tài sản này để tạo nên doanh thu và lợi nhuận của công ty. Lấy ví dụ về Hòa Phát (HPG), một doanh nghiệp sản xuất thép. Tài sản của họ là các nhà máy, và điều quan trọng là công suất của từng nhà máy. Nhưng với một doanh nghiệp bất động sản như CTCP Đầu tư Nam Long (NLG), tài sản của họ lại bao gồm quỹ đất và số căn hộ cho thuê.

Lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí và các loại thuế. Cần xác định được sản phẩm hay dịch vụ nào đóng góp nhiều nhất vào số lợi nhuận tạo ra. Liệu rằng nguồn lợi nhuận này có thể bền vững trong dài hạn được không?

Lấy ví dụ, bạn đang xem xét công ty XYZ – một công ty dệt may. Lợi nhuận của XYZ tăng 60% trong nửa năm 2021, nhưng 90% nguồn lợi nhuận này lại đến từ việc đầu tư chứng khoán. Đây là một khoản lợi nhuận đột biến và chưa chắc sẽ có khả năng có lại trong tương lai.

Bước hai: Định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là hoạt động xác định giá trị thật của công ty. Bạn có thể sử dụng các chỉ số tài chính hoặc các mô hình định giá. Có hai phương pháp chính, đó là định giá so sánh và định giá theo chiết khấu dòng tiền. Định giá so sánh bao gồm các phương pháp định giá P/E, định giá P/B, định giá EV/EBITDA,… Định giá theo chiết khấu dòng tiền thì có các phương pháp FCFF, FCFE, DDM. Tuy nhiên, những mô hình định giá này rất phức tạp và thường được sử dụng bởi các chuyên gia. DNSE sẽ giải thích về các phương pháp này một cách chi tiết hơn ở những bài viết tiếp theo.

Còn bài viết này sẽ đề xuất cho bạn một cách đơn giản hơn để định giá doanh nghiệp. Bạn nên tìm định giá về doanh nghiệp trong các báo cáo phân tích của các công ty chứng khoán. Sau đó, hãy lấy trung bình cộng các định giá này để có một mức định giá thích hợp.

Ngoài ra, bạn có thể vào một số trang web khác, ví dụ như, CafeF, VietStock, Fireant hay ISG để thu thập những thông tin cần thiết.

Bạn có thể chọn khoảng 5 – 10 báo cáo với ưu tiên được đăng tải gần đây nhất. Sau đó bạn tổng hợp định giá của các công ty chứng khoán. Lưu ý là bạn nên chọn những bài định giá có cùng một mức thời gian. Ví dụ, định giá HPG trong 1 năm tới hoặc trong 1 quý tới từ các công ty chứng khoán:

Định giá doanh nghiệp

Bước ba: Chỉ mua cổ phiếu khi có biên an toàn đủ lớn
Biên an toàn là khái niệm mua cổ phiếu với giá thị trường thấp hơn một phần (thường khoảng 15-20%) so với mức giá trị thật. Việc “định giá” giá trị thật của doanh nghiệp vốn mang nhiều tính chủ quan. Vì vậy nhiều nhà đầu tư sẽ có các mức định giá khác nhau. Ví dụ, cùng một công ty là Hòa Phát nhưng có người lại đưa ra mức định giá là 60.000 đồng/cổ phiếu, người khác lại định giá 70.000 đồng. Biên an toàn sẽ là công cụ để nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro từ việc định giá. Cụ thể, giá mua vào của cổ phiếu sẽ bằng mức định giá trừ đi một khoảng 15% đến 20%.

Ví dụ: Nhà đầu tư định giá một cổ phiếu HPG là 58.700 đồng, biên an toàn là 20%. Vậy thì giá mua HPG sẽ là: 58.700 – 58.700 x 20% = 47.000 (đồng). Lúc này, nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu HPG khi giá giảm xuống bằng hoặc nhỏ hơn 47.000 đồng. Điểm mấu chốt ở đây là bạn phải luôn “nhìn về phía trước” và định giá cho tương lai xa. Nếu bạn muốn đầu tư ở hiện tại, hãy định giá cho doanh nghiệp ít nhất là một năm nữa.

Kết luận

Mỗi phương pháp đầu tư sẽ phù hợp với quan điểm đầu tư riêng của từng người. Phương pháp đầu tư giá trị thích hợp với những nhà đầu tư tin vào việc định giá giá trị thật của doanh nghiệp, kiên nhẫn và ưa thích đầu tư dài hạn. ISG mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn một góc nhìn về đầu tư giá trị là gì và làm sao để ứng dụng nó trong thị trường chứng khoán Việt Nam.

Đầu tư giá trị chỉ là một trong những phương pháp đầu tư. Để đầu tư hiệu quả, bạn hãy tìm cho mình một phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình, có như vậy thì quá trình đầu tư của bạn mới mang lại hiệu quả cao được!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *