Đường MA là gì? Cách sử dụng đường MA hiệu quả chứng khoán Việt Nam

Đường MA và cách sử dụng trong phân tích và đầu tư

1. Đường MA (Moving Average) là gì?

MA là viết tắt của từ Moving Average có nghĩa là trung bình động hay trung bình trượt. 

Trong chứng khoán, MA là một loại chỉ báo kỹ thuật, tập hợp toàn bộ các giá trị trung bình của giá cả chứng khoán trên thị trường tại một giai đoạn cụ thể. MA trong chứng khoán là một chỉ báo chậm, với công dụng chính đó là giúp làm mượt cho dữ liệu về giá. 

Để xác định giá trị của MA, về lý thuyết các nhà đầu tư có thể sử dụng dữ liệu từ giá mở cửa, hoặc giá cao nhất, giá thấp nhất, hay trung bình của giá cao nhất và giá thấp nhất, thậm chí là trung bình của 3 loại: giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất. Tuy nhiên thực tế thì các nhà đầu tư thông thường sẽ sử dụng dữ liệu đến từ giá đóng cửa của chứng khoán. Bởi giá đóng cửa được xem là mức giá quan trọng nhất của một phiên giao dịch, nó thể hiện cho kết quả cuối cùng của phiên đó.

2. Ý nghĩa các đường MA trong chứng khoán

  • Ý nghĩa đầu tiên của đường MA trong phân tích chứng khoán đó chính là giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giá trị của cổ phiếu giữa các giai đoạn với nhau, từ đó dự đoán được xu hướng trong tương lai của thị trường. Cụ thể, đường MA giúp nhà đầu tư tìm ra được giá cổ phiếu trung bình của các giai đoạn trong quá khứ, so sánh chúng với nhau để đưa ra dự đoán về xu hướng giá trong giai đoạn sắp tới. 
  • Ý nghĩa thứ hai của đường MA đối với phân tích chứng khoán đó chính là giá trị đường MA tại một giai đoạn là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư trong giai đoạn đó. Kỳ vọng thể hiện cho sự lạc quan của nhà đầu tư về giá cổ phiếu trong tương lai. Vì thế, nếu giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại cao hơn giá cổ phiếu trung bình ở các giai đoạn trước thì chứng tỏ nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng cao hơn, điều này dự đoán cho xu hướng tăng giá của cổ phiếu trong thời gian tới. 

 

3. 3 loại đường MA phổ biến trong phân tích kỹ thuật:

  • SMA (Simple Moving Average): Đường trung bình cộng đơn giản có công thức tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa, trong một khoảng thời gian giao dịch cụ thể.

Những đường trung bình SMA được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay:

  •   Đường MA dùng trong dài hạn có SMA(100); SMA(200).
  •   Đường MA dùng trong trung hạn có SMA(50).
  •   Đường MA dùng trong ngắn hạn có SMA(10), SMA(14) và SMA(20).
  • EMA (Exponential Moving Average): Đường trung bình lũy thừa sẽ được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt sự chú tâm vào các biến động giá gần nhất. Chính vì thế EMA được coi là khá nhạy cảm với những biến động trong ngắn hạn, giúp nhà đầu tư dễ dàng, nhanh chóng phát hiện tín hiệu bất thường nhanh hơn so với SMA.
  • WMA (Weighted Moving Average): Đường trung bình tỷ trọng tuyến tính, WMA đặt nặng vấn đề các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm nhiều hơn đến yếu tố chất lượng của dòng tiền. Đường WMA tập trung vào những tham số có tần số xuất hiện cao nhất.

4. Nhận xét ưu – Nhược điểm của các đường MA trong chứng khoán

Khi thực hiện so sánh các đường trung bình MA trong chứng khoán có cùng chu kỳ xét trên một khung thời gian nhất định, ta rút ra những nhận xét sau:

  • Đường SMA có độ mượt cao nhất cũng như khả năng dự báo được xu hướng giá chứng khoán tốt nhất, đồng thời loại bỏ được nhiều tín hiệu gây nhiễu. Tuy nhiên, đường SMA lại có độ trễ cao nhất do đó khả năng xác định thời điểm mua/bán của nó là thấp nhất. 
  • Hai đường còn lại là EMA và WMA có độ mượt và độ trễ gần như tương đương nhau. Trong đó độ trễ của 2 loại đường này thấp hơn so với đường SMA nên khả năng xác định thời điểm mua/bán của chúng tốt hơn tuy nhiên chúng lại có nhiều tín hiệu gây nhiễu hơn do mức độ bám sát giá. 

Không thể nhận xét được chính xác nhất là đường MA nào nên sử dụng hơn. Mỗi loại đường MA đều có những lợi thế và hạn chế riêng, và nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng đường MA tùy thuộc vào chiến lược đầu tư cũng như mục đích sử dụng của mình. Nếu nhà đầu tư muốn xác định xu hướng của giá chung trong dài hạn thì đường SMA với chu kỳ lớn xét trên khung thời gian lớn sẽ phù hợp nhất. Còn nếu nhà đầu tư muốn xác định chính xác thời điểm mua/bán chứng khoán thì các đường EMA hoặc WMA với chu kỳ nhỏ xét trên khung thời gian nhỏ sẽ phù hợp hơn. 

5. Cách sử dụng đường MA trong phân tích chứng khoán

Hiện nay các phần mềm và công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán đều hỗ trợ công cụ chỉ báo MA, nên việc thiết lập nó để sử dụng là rất đơn giản. Nhà đầu tư có thể truy cập vào ứng dụng giao dịch của các sàn hoặc các công ty chứng khoán để sử dụng biểu đồ phân tích với đường trung bình MA. Nhà đầu tư dựa vào những tín hiệu mua vào và bán ra dưới đây để nắm được cách sử dụng đường MA.

  • Sử dụng đường MA với giao dịch theo xu hướng 

Nhiều người thấy rằng xu hướng giảm xảy ra khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Trong trường hợp đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, liệu có phải xu hướng giảm đã kết thúc? Câu trả lời là chưa chắc 100%, có một vài trường hợp biểu đồ giá liên tục xuống thấp, sau đó lên lại trong một thời gian ngắn rồi tiếp tục giảm sâu hơn.

Lúc này, đường MA trong chứng khoán sẽ giúp bạn xác định được liệu xu hướng tiếp theo của thị trường là gì:

  • Nếu đường EMA 200 đang dốc lên và mức giá nằm trên đường đó thì thị trường đang có xu hướng tăng dài hạn.
  • Nếu đường EMA 20 dốc lên trên và giá nằm trên đường đó thì thị trường đang có xu hướng tăng ngắn hạn.

Nếu gặp một trong 2 trường hợp trên, nhà đầu tư sẽ biết nên mua hay bán cổ phiếu để kiếm lời hiệu quả.

  • Kết hợp đường giá với đường MA

Kết hợp đường MA và đường giá giúp đưa ra dự đoán chính xác hơn về xu hướng thị trường:

sdasd

  • Đường giá cắt lên trên đường MA có nghĩa tín hiệu xu hướng tăng. Nhà đầu tư nên mua ngay khi mức giá cắt tăng hoặc điều chỉnh về các đường trung bình.
  • Nếu đường giá cắt xuống dưới đường MA có nghĩa tín hiệu xu hướng giảm. Nhà đầu tư nên bán ngay khi giá cắt xuống hoặc giá điều chỉnh hồi về phía đường trung bình.
  • Sự giao cắt giữa các đường MA 

Các đường MA thường được thiết lập theo những chu kỳ dài hạn, ngắn hạn cụ thể. Nếu 1 đường MA này giao với đường MA khác, đây sẽ là tín hiệu cho sự thay đổi xu hướng.

  • Golden Cross: Đường MA ngắn cắt lên đường MA dài – tín hiệu Uptrend, nhà đầu tư cần chớp thời cơ mua ngay tại điểm cắt hoặc lúc mức giá chạm vào đường MA ngắn. 
  • Death Cross: Đường MA ngắn cắt xuống đường MA dài – tín hiệu Downtrend, nhà đầu tư nên bán cổ phiếu càng sớm càng tốt.
  • Sử dụng đường MA xác định ngưỡng kháng cự/hỗ trợ động 

Thông qua đường MA, nhà đầu tư dễ dàng tìm ra các điểm hỗ trợ và kháng cự. Khi xu hướng thị trường tăng, đường MA trở thành ngưỡng hỗ trợ, ngược lại đường MA là ngưỡng kháng cự nếu xu hướng giảm.

Có nghĩa là, trường hợp xu hướng tăng, mức giá biến động và chạm vào đường MA, lúc này giá sẽ bật tăng trở lại chứ không giảm thêm nữa. Nếu giá đâm thủng qua đường MA thì đây là dấu hiệu đảo chiều, nguy cơ giá giảm sâu hơn.

  • Những tín hiệu mua vào cầnlưu ý khi sử dụng đường MA:

Là tín hiệu xuất hiện khi đường ngắn hạn vượt lên trên đường dài hạn. Cụ thể: 

  • Khi đường giá vượt lên trên đường SMA20 là tín hiệu cho xu hướng tăng giá trong ngắn hạn.
  • Khi đường giá vượt lên trên đường SMA50 là tín hiệu cho xu hướng tăng giá trong trung hạn.
  • Khi đường giá vượt lên trên đường SMA100 là tín hiệu cho xu hướng tăng giá trong trung hạn.
  • Khi đường SMA20 vượt lên trên đường SMA50 là tín hiệu dài hạn xác định cho xu hướng tăng giá trong dài hạn.
  • Khi đường giá vượt lên trên đường SMA20 đồng thời đường SMA20 vượt lên trên đường SMA50 thì xu hướng tăng giá sẽ thể hiện rõ ràng khi cả 3 đường cùng chạm nhau đồng thời hướng lên. 
  • Những tín hiệu bán ra cần lưu ý khi sử dụng đường MA:

Là tín hiệu xuất hiện khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn. Cụ thể: 

  • Khi đường giá đi xuống dưới đường SMA20 là tín hiệu cho xu hướng giảm giá trong ngắn hạn.
  • Khi đường giá đi xuống dưới đường SMA50 là tín hiệu cho xu hướng giảm giá trong trung hạn.
  • Khi đường giá đi xuống dưới đường SMA100 là tín hiệu cho xu hướng giảm giá trong trung hạn.
  • Khi đường SMA20 đi xuống dưới đường SMA50 là tín hiệu dài hạn xác định cho xu hướng giảm giá trong dài hạn.
  • Khi đường giá đi xuống dưới đường SMA20 đồng thời đường SMA20 đi xuống dưới đường SMA50 cho thấy xu hướng giảm giá được thể hiện rõ ràng khi cả 3 đường cùng chạm nhau đồng thời hướng xuống. 

6. Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng đường MA:

Bởi vì tính hữu ích của đường MA mà nhiều nhà đầu tư trên thị trường trở nên lạm dụng, quá tin tưởng vào những kết quả mà nó đưa ra. Tuy nhiên, có một số lưu ý trong quá trình sử dụng đường MA khi phân tích kỹ thuật:

  • Chu kỳ thời gian quá ngắn thì số ngày tính giá đóng cửa ít, dẫn đến kết quả thu được không đủ dữ liệu đại diện xu hướng, từ đó phản ánh xu hướng thường hay sai sót.
  • Chu kỳ quá dài, nhất là khi đi qua nhiều đoạn giá tăng/giảm trong quá khứ, mức giá tăng giảm bị triệt tiêu lẫn nhau. Điều này làm cho đường MA trở nên mượt hơn, càng xa đường giá, dẫn đến xu hướng xác định trở nên khó khăn hơn.

Việc lựa chọn chu kỳ đường MA có tác động lớn đến kết quả phân tích cuối cùng. Một vài gợi ý cho nhà đầu tư:

  • Trong dài hạn nên chọn đường MA(100) hoặc MA(200).
  • Trong trung hạn nên chọn đường SMA(50).
  • Trong ngắn hạn nên sử dụng đường SMA(10), SMA(14), SMA(20).

Như vậy bài viết đã cung cấp cho nhà đầu tư kiến thức về đường MA bao gồm ý nghĩa của các đường MA trong chứng khoán cũng như cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Không hề khó để có thể hiểu về đường MA trong chứng khoán cũng như áp dụng nó trong giao dịch đầu tư. Tuy nhiên ISG khuyến nghị rằng nhà đầu tư cũng cần tính lũy đủ kinh nghiệm để có thể nhận biết và tránh được những cạm bẫy trên thị trường. Quan trọng nhất đối với các phương pháp phân tích kỹ thuật là cần luyện tập thật nhiều, từ đó sẽ tạo ra được hệ thống giao dịch cho riêng mình. Chúc các nhà đầu tư thành công! 

 

 

1 thought on “Đường MA là gì? Cách sử dụng đường MA hiệu quả chứng khoán Việt Nam”

  1. Pingback: PullBack là gì? Chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả - Lựa chọn đầu tư hiệu quả

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *