Vàng và chứng khoán – mối liên hệ, tác động ảnh hưởng giữa vàng và chứng khoán
Chứng khoán và vàng là hai kênh đầu tư nhằm mục đích sinh lời, vì vậy, xét về khía cạnh luồng vốn đầu tư, chúng có tính chất thay thế cho nhau. Trong thị trường tài chính, Chứng khoán, và vàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về luồng vốn đầu tư. Thị trường có mức sinh lời hấp dẫn hơn sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trên thị trường nhiều hơn. Vậy giá vàng phản ứng thế nào khi thị trường chứng khoán giảm? Hãy cùng ISG tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về mối liên hệ giữa giá vàng và thị trường chứng khoán
Tương quan giá vàng và chứng khoán
Vàng thường được coi là thiên đường đầu tư an toàn. Kim loại quý này hoạt động như một tấm đệm an toàn cho các nhà đầu tư trước những rủi ro của thị trường chứng khoán. Khi giá vàng lên, chứng khoán giảm. Vậy câu hỏi đặt ra là, có mối tương quan giữa giá vàng và thị trường chứng khoán không?
Khi so sánh giá vàng và thị trường chứng khoán, chúng ta sẽ nhận ra mối tương quan giữa chúng không thể được thiết lập trực tiếp. Nhưng từ dữ liệu lịch sử biến động của giá vàng và thị trường chứng khoán, chúng ta có dự đoán hướng dịch chuyển của 2 loại tài sản này.
Nhìn chung, tương quan giữa giá vàng và chứng khoán là tỷ lệ nghịch. Có nghĩa là, khi giá vàng tăng, giá trên thị trường chứng khoán sẽ giảm. Trong lịch sử, người ta đã quan sát thấy rằng khi thị trường chứng khoán bi quan nhất thì vàng lại hoạt động rất tốt.
Mối tương quan này có giá trị đối với mọi nền kinh tế thế giới. Các hoạt động bán vàng miếng, vàng ETF diễn ra sôi nổi nhất khi thị trường chứng khoán diễn biến xấu.
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam lại khác, vì lượng cung vàng còn nhiều hạn chế, chính phủ luôn thực hiện kiểm soát việc đầu tư vàng, chính vì vậy giá vàng trong nước luôn cao hơn so với vàng quốc tế. Lúc này nếu đồng USD có sự thay đổi cũng không tác động nhiều đến vàng và chứng khoán trong nước.
Đối với thị trường vàng – một công cụ dự trữ có giá trị cao, là phương tiện trao đổi cũng như đơn vị tính toán phổ biến. Vàng là kim loại quý nên việc xuất hiện trong danh mục đầu tư cũng dễ hiểu. Không chỉ người dân mà cả ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính cũng thực hiện dự trữ vàng với số lượng lớn.
Theo nguyên tắc thông thường: Các nhà giao dịch mới tham gia khi thấy dấu hiệu vàng giảm giá là tiến hành bán chứng khoán để thu mua vàng, đợi giá tăng rồi bán ra. Lúc này, giá chứng khoán đi xuống và giá vàng tăng nhanh theo sức cung cầu thị trường.
Giá vàng và thị trường chứng khoán có luôn dịch chuyển ngược chiều?
Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường vàng và thị trường chứng khoán cũng diễn biến ngược chiều nhau. Nguyên do là:
- Chứng khoán và vàng không thay thế hoàn toàn cho nhau. Các nhà đầu tư vẫn quan tâm tới vàng dù thị trường chứng khoán đang khởi sắc.
- Vàng và chứng khoán đều là thành phần của một thị trường tài chính. Các giao dịch tích cực về một trong hai hàng hóa này có thể khuyến khích nhà giao dịch đầu tư vào hàng hóa còn lại.
Do đó, để gặt hái được thành quả từ công cuộc đầu tư, bạn cần đưa ra quyết định sáng suốt ở mỗi thời điểm quan trọng. Việc xem xét kỹ và nghiên cứu diễn biến tổng thể về các kênh đầu tư nói riêng cũng như tình hình tăng trưởng kinh tế sẽ giúp bạn đầu tư hiệu quả nhất.
Giá vàng tác động thế nào đến trái phiếu?
Giá vàng sẽ tăng nếu như lợi tức của trái phiếu bị giảm. Khi mua vàng bạn đối mặt với nguy cơ lạm phát giảm giá đồng tiền. Sở hữu trái phiếu, nhà đầu tư nhận được mức lãi mỗi kỳ giao dịch, trong khi dự trữ vàng không thật sự mang lại nguồn thu ở thời gian dài.
Nếu lợi tức trái phiếu giảm, sự thu hút của trái phiếu với nhà đầu tư yếu đi, nắm giữ trái phiếu không đem lại lợi nhuận tốt. Lúc này mọi người có xu hướng chuyển sang mua vàng để đợi tăng giá bán kiếm lời, điều này làm giá vàng tăng mạnh.
Giá vàng có phản ánh được thị trường chứng khoán không?
Giá vàng sẽ phản ánh phần nào tình hình thị trường chứng khoán hiện tại. Đầu tư vào vàng, chính là việc đưa dòng tiền vào một kênh trú ẩn an toàn nhất. Chính vì vậy, mức sinh lời của nó không quá hấp dẫn nhà đầu tư. Thế thì tại sao người ta lại có xu hướng bỏ tiền ra thu gom vàng? Bởi vì những biến động tiêu cực khó đoán trên thị trường chứng khoán.
Khi tham gia giao dịch mua bán trái phiếu, cổ phiếu,… tâm lý nhà đầu tư là đặt sự kỳ vọng tăng trưởng của những chứng khoán này trong tương lai. Nếu thị trường xuất hiện những yếu tố có nguy cơ tác động, làm giảm mức kỳ vọng của nhà đầu tư xuống thấp thì họ sẽ rút vốn, bán tháo để lấy tiền cho kênh khác tốt hơn.
Giá vàng tăng quá nhanh tức là lượng cổ phiếu bán ra hiện tại rất lớn, cung nhiều hơn cầu làm suy giảm các chỉ số chứng khoán, gây chao đảo thị trường, bảng giá nhuộm một màu đỏ rực và VN Index có nguy cơ chạm đáy/ vượt đáy.
Cũng có những trường hợp ngoại lệ khi mà mối quan hệ giữa chỉ số chứng khoán và vàng không còn mạnh như trước kia. Dù các chỉ số bị giảm trong giai đoạn bùng dịch hiện tại, nhà đầu tư vẫn chưa hoảng loạn tới mức bán hết để mua vàng, bởi họ kỳ vọng cao rằng sau đại dịch nền kinh tế sẽ phát triển tốt hơn nữa. Chính vì vậy, hiện tại giá vàng đang tăng rất cao cũng không có nghĩa là thị trường chứng khoán bị khủng hoảng trầm trọng.
Vàng phản ứng thế nào khi thị trường chứng khoán giảm?
Nhiều người thường hiểu sai rằng khi nền kinh tế suy thoái thì mọi hàng hóa đều giảm giá, tức là thị trường chứng khoán giảm, giá vàng cũng giảm theo. Trên thực tế, thực tế hoàn toàn ngược lại. Nhiều nhà đầu tư coi vàng như một hàng rào chống lại những bất ổn của thị trường và như một phương tiện đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Dưới đây, iSG sẽ cùng bạn tìm hiểu một số ví dụ mối tương quan giữa vàng và thị trường chứng khoán thông qua các chỉ số chứng khoán được giao dịch phổ biến như Nifty (Ấn Độ) và S&P 500 (Mỹ).
Vàng vs Nifty
Là một trong những thị trường tiêu thụ vàng vàng nguyên liệu hàng đầu thế giới, bên cạnh Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông, Ấn Độ là một trong những quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tới giá vàng quốc tế. Nhu cầu của thị trường này cũng đang là một nhân tố hỗ trợ mạnh cho giá vàng thế giới.
Trong năm tài chính 2008-09, khi Sensex (là chỉ số chuẩn của Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) ở Ấn Độ, còn được gọi là chỉ số S&P BSE Sensex) sụt giảm gần 38%, vàng đã tạo ra lợi nhuận 24,58%. Tương tự, trong giai đoạn 2012-13, giá vàng ở Ấn Độ tăng nhanh khi Nifty đi ngang hoặc đang trong xu hướng giảm (NIFTY 50 là chỉ số thị trường chứng khoán Ấn Độ chuẩn, là một trong hai chỉ số chứng khoán chính được sử dụng ở Ấn Độ, còn lại là BSE SENSEX).
Nếu bạn phân tích biểu đồ dưới đây, bạn sẽ nhận thấy rằng vàng đã biến động ngược chiều với Nifty nhiều nhất trong suốt thập kỷ qua.
Giá vàng so với S&P 500
S&P 500 là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Tỉ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được quyết định bởi hãng S&P Dow Jones Indices.
Khi so sánh hoạt động của vàng và S&P 500 trong điều kiện thị trường tồi tệ nhất từ những năm 1976, chúng ta có thể nhận thấy ở 7 trong số 8 mức giảm mạnh nhất của S&P 500 trong 40 năm qua thì giá vàng vẫn tăng so với chỉ số thị trường chứng khoán.
Trong cú sốc ban đầu của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá vàng từng giảm, tuy nhiên, vàng đã phục hồi vào cuối năm với mức tăng 5,5% trong khi S&P tiếp tục đà giảm. Trong tổng thời gian 18 tháng bán tháo của thị trường chứng khoán giai đoạn 2008-2009, giá vàng đã tăng hơn 25%.
Đợt bán tháo đáng kể duy nhất của vàng (-46% vào đầu những năm 1980) diễn ra ngay sau khi thị trường tăng giá lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Giá vàng đã tăng hơn 2300% từ mức thấp vào năm 1970 lên mức cao nhất một thập kỷ sau đó.
Như vậy, khả năng giá vàng giảm khi thị trường chứng khoán sụp đổ khó xảy ra hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ. Vì chứng khoán có xu hướng hưởng lợi từ sự tăng trưởng và ổn định kinh tế, trong khi vàng có xu hướng hưởng lợi từ khủng hoảng và khủng hoảng kinh tế.
Nếu thị trường chứng khoán giảm, nỗi sợ hãi thường cao và các nhà đầu tư thường tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn – và vàng có xu hướng an toàn nhất trong số đó.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào tháng 2/2018
Ngày 5/2/2018, S&P 500 giảm 113,19 điểm, đây là mức giảm điểm trong một ngày lớn nhất trong lịch sử. Nhưng mức giảm tổng thể của S&P thậm chí còn lên tới 124,21 điểm trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu bán tháo.
BSE Sensex đã giảm hơn 1200 điểm trong giao dịch mở cửa vào ngày 6/2. Sau khi mất 168 điểm, NSE Nifty đóng cửa ở mức 10.498.
Trong giai đoạn đầu của đợt bán tháo, giá vàng không thay đổi nhiều. Nhưng khi giá chứng khoán tiếp tục giảm, giá vàng đã được cải thiện, vượt trội hơn cả các trái phiếu ngắn hạn.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán rất mạnh, nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đến ngày 6/2, các chỉ số chứng khoán toàn cầu lấy lại một số điểm đã mất. Thị trường giảm trở lại vào ngày 8-9/2, trước khi bắt đầu có xu hướng cao hơn. Đến ngày 12/2, chỉ số Dow đã lấy lại gần một nửa mức giảm tối đa hàng tuần và chứng khoán châu u phục hồi gần 30%. Các chứng khoán ở châu Á hầu hết duy trì mức lỗ trong thời gian này.
Trong khi đó, vàng mất điểm, giảm 0,8% trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 12/2.
Vàng hoạt động như một hàng rào chống lại rủi ro hệ thống
Là một tài sản trú ẩn, vàng thường được hưởng lợi từ các dòng chảy vốn khi thị trường chứng khoán suy thoái. Mối quan hệ nghịch đảo giữa chứng khoán và vàng có nghĩa là sự thoái lui của thị trường chứng khoán càng mạnh thì vàng càng tăng. Theo xu hướng lịch sử, mối tương quan của vàng với chứng khoán trong đợt bán tháo ngày 5/2 ngày càng trở nên tiêu cực hơn khi giá chứng khoán giảm sâu.
Tất nhiên, mối quan hệ này không đúng hoàn toàn mà vẫn có sự ngoại lệ. Vàng là một biện pháp bảo vệ hữu hiệu khi thị trường điều chỉnh ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoặc kéo dài trong một thời gian dài. ‘Bong bóng dotcom’ vỡ vào năm 2001 mang đến rủi ro không đủ để tạo ra phản ứng mạnh mẽ đối với vàng. Chỉ khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, giá vàng mới phản ứng rõ rệt hơn.
Lời khuyên khi lựa chọn giữa vàng và đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán đòi hỏi bạn phải có kiến thức về thị trường, lĩnh vực tham gia. Học và tìm hiểu kỹ mới mang lại một kết quả đầu tư tốt. Nếu hỏi rằng giữa vàng và chứng khoán nên chọn cái nào, thì phải hỏi lại mục tiêu đầu tư của bạn là gì?
Vàng là kênh dự trữ an toàn nhất, nếu chọn mua vàng thì bạn ít phải đối mặt với rủi ro thị trường nhưng khả năng kiếm lời không quá cao.
Chứng khoán với đa dạng danh mục đầu tư hấp dẫn. Nếu bạn am hiểu về nó sẽ có cơ hội kiếm lợi tốt, đồng thời nguy cơ đối mặt với những rủi ro biến động kinh tế cũng cao hơn.
Bạn có thể vừa đầu tư vàng, vừa tham gia giao dịch chứng khoán để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Luôn theo dõi và cập nhật tin tức thị trường, kịp thời đưa ra quyết định mua bán tốt nhất.
Tổng kết
Nhìn chung, giá vàng và chứng khoán thường có mối quan hệ ngược chiều. Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, vàng vẫn luôn hoạt động tốt. Do đó, nếu có thể, bạn nên sử dụng vàng như một phương tiện đầu tư hạn chế rủi ro và là hàng rào chống lại rủi ro hệ thống cho các khoản đầu tư chứng khoán của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về giá vàng và chứng khoán, vui lòng để lại bình luận dưới đây để ISG có thể hỗ trợ giải đáp thắc mắc của bạn nhé.