Trong đầu tư chứng khoán, có 2 ngày đặc biệt thường được nhắc đến mà nhiều nhà đầu tư chưa thực sự hiểu rõ. Đó là: Ngày giao dịch không hưởng quyền và Ngày đăng ký cuối cùng.
Trong bài viết này, ISG sẽ giải thích cho bạn 2 khái niệm trên.
#1. Ngày giao dịch không hưởng quyền
Là ngày giao dịch mà nhà đầu tư khi mua cổ phiếu sẽ không nhận được các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ hay quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Mục đích của ngày này là để doanh nghiệp chốt danh sách cổ đông (đang sở hữu cổ phiếu) để thực hiện quyền.
#2. Ngày đăng ký cuối cùng
Là ngày chốt danh sách cổ đông sở hữu chứng khoán để thực hiện quyền của cổ đông.
Tại ngày chốt danh sách, cổ đông có tên trong danh sách sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền tham dự ĐHCĐ, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc liền sau Ngày giao dịch không hưởng quyền.
Tại sao lại có ngày đăng ký cuối cùng và ngày giao dịch không hưởng quyền?
Theo quy định, thời hạn thanh toán là T+2 đối với các giao dịch bình thường. Tức là sau 02 ngày làm việc, thì chứng khoán hoặc tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.
Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phiếu trước hoặc sau Ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách) thì sẽ không có tên trong danh sách, vì giao dịch chưa được thanh toán, nên nhà đầu tư sẽ không được hưởng quyền.
Để có tên trong danh sách cổ đông được hưởng quyền thì nhà đầu tư mua cổ phiếu TRƯỚC Ngày giao dịch không hưởng quyền.
Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền
Một doanh nghiệp công bố tạm ứng chi trả cổ tức tỷ lệ 15% (tương ứng 1.500 đồng/CP).
Ngày GDKHQ là ngày 6/6 (thứ 6). Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 9/6 (thứ 2).
Như vậy, nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu từ ngày 6/6 trở đi thì sẽ không nhận được quyền hưởng cổ tức lần này.
Muốn nhận cổ tức, nhà đầu tư cần mua cổ phiếu trước ngày 6/6. Vì vào ngày 9/6, tất cả cổ đông có tên trong sổ đăng ký mới nhận được quyền nhận cổ tức trên.
Làm thế nào để đầu tư chứng khoán thành công?
“Săn cổ phiếu trả cổ tức” là một trong những chiến lược được nhiều nhà đầu tư thực hiện.
- Đối với phân tích kỹ thuật: Khi có thông tin chia cổ tức khủng hoặc tỷ suất cổ tức cao thì thông thường sẽ ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu.
Hãy trang bị cho mình những kiến thức về phân tích kỹ thuật để có thể nắm bắt cơ hội:
- Đối với phân tích cơ bản:
+ Mua cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao hơn lãi suất gửi ngân hàng: thường phù hợp với những nhà đầu tư mới.
+ Hoặc, Áp dụng để định giá cổ phiếu.
Vậy, tỷ suất cổ tức được tính toán như thế nào? Hay việc định giá cổ phiếu được thực hiện ra sao?