6 tiêu chí cần quan tâm khi mua cổ phiếu – Peter Lynch (phần 2)


Phần tổng kết những kiến thức bổ ích về các cổ phiếu thuộc sáu danh mục khác nhau từ NĐT Peter Lynch về những đặc điểm của công ty tăng trưởng nhanh, công ty đột biến, các công ty có nhiều tài sản ngầm.

Peter Lynch
Peter Lynch

5. Công ty tăng trưởng nhanh

• Hãy tìm hiểu xem loại sản phẩm đang đem về nhiều lợi nhuận cho công ty có được xem là sản phẩm chiến lược của họ không. Bạn có thể xem lại ví dụ về sản phẩm L’eggs, chứ không phải là Lexan

• Tốc độ tăng lợi nhuận trong vài năm gần đây của công ty là bao nhiêu? (Tôi thì cho là tốc độ phù hợp khoả ới những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 25% thì bạn nên thận trọng. Các công ty có tốc độ tăng khoảng 50% thường là kinh doanh trong các ngành đang phát triển quá nóng, mà điều này thì bạn cũng biết đấy, rủi ro khá cao).

• Công ty đó vừa lập lại thành công của mình ở một vài thị trấn, thành phố khác. Điều này chứng tỏ khả năng mở rộng thị trường của họ là khá lớn.

• Công ty đó vẫn còn khả năng tiếp tục tăng trưởng Lần đầu tiên tôi đến thăm Pic’N’ Save, họ mới chỉ là một công ty có trụ sở ở miền nam Califonia và đang chuẩn bị bành trướng ra miền bắc. Còn có tới 49 bang khác nữa để họ có thể mở rộng thị trường. Ngược lại, Sears đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.

• Liệu cổ phiếu đó đang được bán ngang bằng mức P/E hay gần với tỷ lệ tăng trưởng. 

• Tốc độ mở rộng quy mô thị trường của công ty đang tăng lên (ví dụ năm trước chỉ có ba khách sạn mà năm nay có năm) hay là ngược lại, đang giảm xuống (năm trước có năm mà năm nay chỉ có ba). Đối với những cổ phiếu của các công ty như Sensormatic’s Electronics – sản phẩm của công ty này có tần suất mua rất thấp, không như những chiếc dao cạo râu được người ta mua thường xuyên – thì một sự sụt giảm của tốc độ tăng trưởng cũng gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng của Sensormatic’s được xem là khá ngoạn mục vào thời điểm cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980, nhưng để tăng lợi nhuận, họ phải bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, và doanh số tăng lên theo từng năm. Doanh thu từ việc bán những sản phẩm hệ thống theo dõi điện tử cơ bản vượt xa tất cả những gì mà họ thu được từ những tấm thẻ nhỏ màu trắng mà hãng bán cho những khách quen của mình. Vì thế vào năm 1983, khi tốc độ tăng trưởng chậm lại thì lợi nhuận không chỉ giảm sút mà còn biến mất. Điều tương tự cũng xảy ra với giá cổ phiếu, cụ thể nó giảm từ 42 đô la xuống còn có 6 đô la trong vòng 12 tháng.

• Hầu như không có tổ chức nào sở hữu số cổ phiếu và chỉ có ít nhà phân tích nghe nói về chúng. Đối với những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh, thì đó lại là khoản lời lớn.

6. Công ty đột biến

• Quan trọng nhất, cổ phiếu của công ty đó có thể bị các chủ nợ làm mất giá không? Lượng tiền mặt hiện có của công ty là bao nhiêu? Nợ là bao nhiêu? (Apple có 200 triệu đô la tiền mặt và không hề nợ nần gì ở thời điểm nó lâm vào khủng hoảng, chính vì vậy viễn cảnh phá sản đối với công ty này quả là xa vời).

• Cơ cấu nợ ra sao? Và công ty có thể hoạt động cầm chừng hay thua lỗ trong bao lâu khi giải quyết các rắc rối để thoát khỏi nguy cơ phá sản? (International Harvester – hiện giờ là Navistar – từng là một công ty hứa hẹn nhiều bước đột phá trong hoạt động kinh doanh của mình đã khiến các nhà đầu tư thất vọng, vì đã phát hành và bán hàng triệu cổ phiếu mới để huy động vốn. Sự việc này đã khiến công ty phát triển thêm nhưng lại không làm tăng giá cổ phiếu).

• Nếu công ty bị phá sản, các cổ đông sẽ còn lại những gì?

• Các công ty được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới như thế nào? Nó có tự thoát khỏi tình trạng làm ăn thua lỗ không? Điều này có thể tạo nên sự khác biệt về lợi nhuận. Ví dụ, vào năm 1980 Lockheed lãi 8,04 đô la/cổ phiếu từ công việc kinh doanh các loại máy bay phòng thủ nhưng lại lỗ 6,54 đô la trong lĩnh vực hàng không thương mại vì loại máy bay chở khách L – 10111 TriStar của mình. L – 1011 là một loại máy bay lớn, nhưng lại chịu áp lực cạnh tranh từ máy bay DC10 của McDonnell Douglas’s trong thị trường máy bay cỡ nhỏ.

Còn trong các thị trường máy bay đường dài, nó sẽ dễ dàng bị hạ gục bởi 747. Tình trạng thua lỗ này kéo dài suốt một thời gian, và vào tháng 12/1981, công ty tuyên bố ngừng sử dụng L – 1011. Việc này dẫn đến một khối lượng tài sản thanh lý lớn (tương đương 26 đô la/cổ phiếu) nhưng đó là khoản thua lỗ trong quá khứ. Vào năm 1982, khi Lockheed lãi 10,78 đô la/cổ phiếu từ các loại máy bay phòng thủ thì công ty không còn thua lỗ nữa. Lợi nhuận tăng từ 1,5 đô la lên 10,78 đô la/cổ phiếu trong vòng hai năm. Đáng lẽ bạn có thể mua Lockheed với giá 15 đô la/cổ phiếu tại thời điểm công ty tuyên bố ngừng sử dụng máy bay L-1011. Trong vòng bốn năm, giá cổ phiếu tăng gấp bốn lần, đạt mức 60 đô la.

• Texas Instruments là một công ty có những chuyển biến mạnh mẽ. Tháng 10/1983, công ty này thông báo sẽ dừng sản xuất máy tính gia đình (một ngành công nghiệp nóng khác với quá nhiều đối thủ cạnh tranh). Công ty đã mất đi một khoản doanh thu 500 triệu đô la từ máy tính gia đình chỉ tính riêng năm đó. Một lần nữa, quyết định dừng sản xuất với khối lượng lớn được đưa ra nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty có thể tập trung vào thế mạnh của mình là sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử bảo vệ khác. Sau khi thông báo được đưa ra một ngày, cổ phiếu của Texas Instruments tăng mạnh, từ 101 đô la lên 124 đô la/cổ phiếu. Và bốn tháng sau đó, giá cổ phiếu đã đạt mức 176 đô la.

• Time cũng bán hết các chi nhánh của mình và cắt giảm đáng kể chi phí. Đó là một trong số những công ty đột biến gần đây mà tôi rất quan tâm. Thực tế, đó còn là một công ty có nhiều tài sản ngầm nữa. Truyền hình cáp là một phần tài sản của công ty được kỳ vọng đạt giá trị 60 đô la một cổ phần, vì thế nếu cổ phiếu của công ty này được bán ra ở mức giá 100 đô la, điều đó đồng nghĩa bạn đang mua toàn bộ phần còn lại của công ty với mức giá 40 đô la một cổ phần.

• Liệu công ty có thể hồi sinh không? (Đây là những gì đã xảy ra tại Eastman Kodak, công ty đã hưởng lợi nhờ sự bùng nổ trong doanh số bán phim.)

• Chi phí sản xuất có bị cắt giảm không? Nếu có thì nó có những ảnh hưởng gì? (công ty Chrysler đã cắt giảm mạnh chi phí bằng cách đóng cửa các nhà máy. Nó cũng bắt đầu rút ngắn một số công đoạn để tiết kiệm hàng trăm triệu trong quá trình gia công chế tạo. Từ chỗ đang là một trong những nhà sản xuất ô tô có chi phí cao nhất, Chrysler trở thành công ty có chi phí sản xuất thấp nhất.

• Bước ngoặt trong hoạt động kinh doanh của công ty máy tính Apple thật khó đoán trước. Tuy nhiên, nếu bạn có mối liên hệ chặt chẽ với công ty này, bạn sẽ nhận ra sự tăng lên trong doanh số bán hàng, cắt giảm chi phí và sức hấp dẫn của loạt sản phẩm mới, tất cả đều cùng diễn ra một lúc).

7. Các công ty có nhiều tài sản ngầm

• Tổng giá trị của số tài sản của công ty là bao nhiêu? Công ty có tài sản ngầm không?

• Số nợ có thể khấu trừ vào giá trị tài sản là bao nhiêu? (Điều này được các tổ chức cho vay quan tâm hàng đầu.)

• Liệu công ty này có khả năng mắc nợ mới, làm giảm giá trị tài sản hay không? 

• Liệu có cứu cánh nào giúp cho các cổ đông thu được lợi nhuận nhờ tài sản của công ty không? 

Sau đây là một số điểm chú ý:

ghi chú

• Hiểu rõ bản chất của công ty mà bạn đang sở hữu cổ phần và những lý do cụ thể khiến bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu của công ty này. (Chỉ đơn thuần là câu nói “Công ty này đang trên đà đi lên đấy!” thì không có ý nghĩa gì cả).

• Bằng cách xếp các cổ phiếu vào nhiều danh mục, bạn sẽ biết cụ thể nên kỳ vọng điều gì từ những cổ phiếu đó.

• Nhìn chung thì các công ty lớn chuyển mình khá chậm chạp, ngược lại các công ty nhỏ lại thay đổi dễ dàng hơn.

• Xem xét quy mô của một công ty khi bạn có ý định đầu tư và hưởng lợi từ một sản phẩm cụ thể của công ty đó.

• Tìm kiếm những công ty nhỏ có khả năng sinh lời lớn, đồng thời phải chứng minh được chúng có thể phục hồi sau khó khăn.

• Hãy cảnh giác với các công ty có tốc độ tăng trưởng 50 – 100% một năm.

• Tránh xa cổ phiếu của những ngành đang phát triển quá nóng.

• Không nên đặt quá nhiều niềm tin vào những công ty kinh doanh ở quá nhiều lĩnh vực khác nhau.

• Những khoản vay nóng dài hạn thường khó trả.

• Không nên quá vội vàng trước những thay đổi đầu tiên của một loại cổ phiếu mà nên quan sát tình hình kinh doanh của một công ty xem nó có ổn định hay không.

• Thật bất ngờ khi mọi người có được những thông tin cơ bản rất giá trị từ chính công việc của họ mà cả những người chuyên nghiệp chưa chắc có thể tiếp cận được trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

• Phải cân nhắc trước khi bắt chước những mánh khoé riêng của một vài nhà đầu tư sành sỏi, dù người đó có thông minh, giàu có hay mánh khoé mới đây nhất của anh ta thành công đến thế nào.

• Một vài mánh khoé đầu tư cổ phiếu của một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó có thể rất giá trị. Tuy nhiên, đôi khi những người trong ngành sản xuất giấy lại có mánh khoé khi đầu tư vào cổ phiếu của ngành dược, và những người trong lĩnh vực y tế lại luôn có ý tưởng hay ho khi đầu tư vào cổ phiếu của ngành giấy. Tức là, những người ngoại đạo đôi khi cũng có mánh khoé riêng trong chính lĩnh vực mà họ không có chuyên môn.

• Các công ty có tốc độ tăng trưởng vừa phải (khoảng 20 – 25%) trong các ngành không tăng trưởng là những địa chỉ đầu tư lý tưởng.

• Tìm kiếm những công ty có vị trí tương đối vững chắc trên thị trường.

• Khi bạn muốn đầu tư vào những cổ phiếu đang xuống giá của các công ty gặp rắc rối, hãy chọn lấy những công ty có tiềm lực tài chính tốt, tránh xa công ty có số nợ ngân hàng lớn.

• Công ty càng nợ ít thì nguy cơ phá sản càng ít.

• Khả năng quản lý quả là rất quan trọng, nhưng rất khó đánh giá chính xác. Tốt hơn hết hãy mua cổ phiếu căn cứ vào triển vọng kinh doanh của công ty chứ không nên cả tin vào những đánh giá hay hứa hẹn của ngài chủ tịch.

• Một công ty đang gặp rắc rối có thể đảo ngược tình thế sẽ tạo ra lợi nhuận khổnglồ.

• Luôn cẩn thận theo dõi chỉ số P/E. Nếu cổ phiếu bị định giá quá cao thì dù cho mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ, chắc chắn bạn vẫn chẳng kiếm được xunào.

• Theo sát tình hình kinh doanh của công ty như một cách giám sát tiến trình hoạt động của công ty đó.

• Tìm kiếm những công ty có khả năng vững chắc mua lại cổ phiếu của chính mình.

• Nghiên cứu các số liệu về cổ tức của một công ty trong nhiều năm và cách thức công ty đó duy trì lợi nhuận trong những cuộc suy thoái gần đây.

• Tìm kiếm các công ty không có hoặc có rất ít quyền sở hữu quy chế.

• Nếu tất cả các yếu tố khác tương đương, hãy chọn những công ty mà ban giám đốc có những khoản đầu tư cá nhân khổng lồ, thay vì các công ty mà ban giám đốc chỉ hưởng lương đơn thuần.

• Mua cổ phiếu nội bộ là một dấu hiệu tích cực, ngay cả khi có một vài cá nhân đồng loạt mua.

• Dành ra ít nhất một giờ mỗi tuần cho những nghiên cứu đầu tư. Việc theo dõi cổ tức và tính toán lỗ lãi tỏ ra không mấy quan trọng.

• Nên kiên nhẫn. Nóng vội chỉ làm hỏng việc.

• Mua cổ phiếu mà chỉ căn cứ vào giá trị ghi sổ kế toán thì thật là nguy hiểm và viển vông. Giá trị thực tế mới là yếu tố quyết định.

• Khi vẫn còn nghi ngờ thì tốt nhất đừng vội đầu tư.

• Hãy dành thời gian và nỗ lực để chọn một cổ phiếu mới tương đương những gì bạn dành cho việc mua một chiếc tủ lạnh mới.

Tham khảo: Sách Trên đỉnh phố Wall 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *