Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới đang đặt ưu tiên hàng đầu là chống lạm phát. Hiện tại lạm phát tháng 8/2022 là 8,3% giảm nhẹ so với mốc 8,5% so với tháng 7/2022 – mặc dù Fed đã gấp rút tăng lãi suất trong thời gian vừa qua.
Lãi suất đã tăng liên tục từ tháng 6/2022 nhưng lạm phát hạ nhiệt không đáng kể. Lý giải được cho là hợp lý nhất là nền kinh tế Mỹ đang quá nóng do các chính sách hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch.
EU còn khốn đốn hơn Mỹ. Ngoài vấn đề thiếu hụt năng lượng cho mua đông sắp tới, chính phủ các nước còn phải đưa ra những chính sách thắt chặt tiền tệ do tình trạng lạm phát tăng cao kỷ lục.
Tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 là 9,1%, cao hơn mức 8,9% trong tháng 7. Các tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 khi lạm phát tại Eurozone chỉ là 3% và toàn EU là 3,2%.
Ít nhất hai trụ cột nền kinh tế thế giới đang phải nâng lãi suất (hút tiền) để chống lạm phát. Xu hướng này theo mình SẼ CÒN TIẾP TỤC ít nhất cho đến hết năm nay. Bởi lẽ mục tiêu lạm phát của Mỹ là 2% còn cách rất xa, Châu Âu thì phải qua mùa đông này và không còn phụ thuộc nguồn cung khí đốt của Nga mới ổn được.
Với xu hướng trên, các tài sản có lãi suất cố định, an toàn như trái phiếu thì sẽ được giá. Các tài sản rủi ro cao như CỔ PHIẾU, BẤT ĐỘNG SẢN, TIỀN ẢO… đa số sẽ giảm giá. (Tôi dùng từ đa số).
Tất nhiên sự suy giảm này sẽ không lao thẳng mà sẽ theo những nhịp sóng.
Kết luận và hành động trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ
–> Xu hướng thắt chặt tiền tệ sẽ còn tiếp diễn, kể cả các nước không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lạm phát cao
–> Hạn chế đầu tư các tài sản RỦI RO, ưu tiên chuyển hướng sang các tài sản an toàn không bị mất giá.
–> Hãy đợi đến đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ tiếp theo thì mới nên giải ngân tỷ trọng lớn, cực lớn vào các tài sản rủi ro.
Nếu cần hỗ trợ chi tiết quý vị liên hệ với ISG nhé!