price action

Phương pháp Price Action là gì? Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả nhất

Price Action luôn được xem là phương pháp phân tích kỹ thuật kinh điển, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng biết và sử dụng nó hiệu quả nhất. Cùng ISG tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Price Action là gì? Cách áp dụng vào giao dịch hiệu quả

Thế nào là phương pháp Price Action?

Price Action hay còn gọi là hành động giá, đây là phương pháp giao dịch dựa trên phân tích diễn biến, hành động của giá trên biểu đồ, hay đúng hơn là hành vi của người mua và người bán trên thị trường.

Nguyên lý của phương pháp Price Action chính là: 

Mọi chuyển động của giá đều chịu tác động từ những bên tham gia thị trường, cụ thể là người mua và người bán. Do đó, họ sẽ phân tích hành vi của phe mua và phe bán trên thị trường để tìm ra phe nào đang kiểm soát thị trường, từ đó xác định chiều hướng biến động tiếp theo của giá.

  • Nếu phe mua đang kiểm soát thị trường (cầu lớn hơn cung), thì giá sẽ có xu hướng tăng => Trader có thể cân nhắc vào lệnh BUY.
  • Nếu phe bán đang kiểm soát thị trường (cung lớn hơn cầu), thì giá sẽ có xu hướng giảm => Trader nghiên cứu vào lệnh SELL.

Price Action

Các trader theo trường phái Price Action sẽ dựa vào các cây nến hoặc những vùng giá đặc biệt mà cây nến xuất hiện (kháng cự, hỗ trợ) hay các mẫu hình nến, mô hình giá để phân tích hành vi của giá và dự đoán đi tiếp theo của thị trường. Họ hoàn toàn không quan tâm đến các chỉ báo kỹ thuật hay bất kỳ công cụ phân tích nào khác.

Ưu – Nhược điểm của phương pháp price action
Ưu điểm khi giao dịch theo Price Action

Price Action là một trong những phương pháp giao dịch đơn giản, được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi phương pháp này có rất nhiều ưu điểm khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc chỉ ra các ưu điểm đó:

  • Đơn giản

Ưu điểm lớn nhất của Price Action chính là đơn giản hoá quá trình phân tích và giao dịch. Các trader chỉ cần quan sát các cây nến hoặc mẫu hình nến trên biểu đồ để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch mà không cần phải sử dụng các chỉ báo phức tạp, rối mắt. Nhờ vậy mà có thể tập trung phân tích, quan sát và tìm ra tín hiệu giao dịch tốt hơn.

Biểu đồ phân tích của trader Price Action

Biểu đồ phân tích của trader Price Action

  • Dễ dàng tiếp cận

Phương pháp Price Action chỉ phân tích hành động giá thông qua các cây nến. Bản thân mỗi cây nến đã mang đến cho trader rất nhiều thông tin về phiên giao dịch đó, hơn nữa khi các cây nến kết hợp với nhau tạo thành các mẫu hình nến hay mô hình giá đặc biệt sẽ cung cấp tín hiệu giao dịch hiệu quả.

Các tín hiệu giao dịch mà phương pháp Price Action cung cấp rất dễ phát hiện, nên dù là nhà giao dịch mới chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng nhận ra và giao dịch theo.

  • Không có độ trễ như chỉ báo

Khi xem xét Price action, bạn có thể nhanh chóng nhận thấy những động thái của thị trường để phản ứng kịp thời với chúng. Do đó, nó tạo cơ hội để trader đón đầu một đợt sóng. Ưu điểm này đánh bại mọi chỉ báo kỹ thuật khác bởi chúng luôn có độ trễ nhất định so với thị trường. Price action là một phương pháp logic giúp các nhà đầu tư dễ dàng xác định được điểm entry, stop loss và take profit chính xác. Qua đó dự đoán được hướng đi dài hạn của thị trường.

Price action

 

  • Giúp trader tư duy nhiều hơn

Thay vì phụ thuộc vào indicator và sử dụng một cách máy móc thì Price Action sẽ giúp trader tư duy nhiều hơn. Do đặc tính riêng của phương pháp này chỉ dựa vào đồ thị giá, các trader sẽ dự đoán xu hướng dựa vào quan sát hành vi của giá thông qua các cây nến. Cho nên nó đòi hỏi trader phải có khả năng quan sát, kỹ năng phân tích và nhận định thị trường… Tất cả những điều này đều kích thích khả năng tư duy của trader.

Nhược điểm của phương pháp Price Action

Giống như các trường phái giao dịch Forex khác, Price Action cũng có những hạn chế nhất định. Khi hiểu rõ những nhược điểm này, trader sẽ biết cách vận dụng hiệu quả hơn.

  • Price Action mang tính chất chủ quan

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp Price Action chính là mang tính chủ quan. Mỗi nhà giao dịch sẽ có cách xác định các vùng kháng cự, hỗ trợ khác nhau, hay nhận dạng các mẫu hình nến và mô hình giá theo cách riêng hoặc có những phân tích hành động giá khác nhau. Điều này dẫn đến cách thức giao dịch hay cắt lỗ, chốt lời sẽ khác nhau.

  • Price Action không thực sự hoàn hảo

Price Action không phải là phương pháp giao dịch hoàn hảo, bởi không phải lúc nào thị trường cũng di chuyển đơn giản và thể hiện đầy đủ qua hành vi của giá. Sẽ có thời điểm thị trường biến động mạnh nhất là thời điểm có tin ra, khiến trader không thể xác định được hướng đi của giá.

  • Không thể tự động hóa giao dịch

Do nhà đầu tư phải tự quan sát biểu đồ, phân tích diễn biến và hành động giá để đưa ra dự đoán về hướng đi tiếp theo của thị trường nên không thể cài đặt sẵn giao dịch. Điều này gây khó khăn cho việc giao dịch tự động theo robot.

  • Yêu cầu nhiều thời gian hơn của Trader hơn

Để nắm bắt được biến động của thị trường, trader phải thường xuyên theo dõi biểu đồ giá. Điều này hoàn toàn bất lợi cho những trader mới tham gia thị trường Forex hoặc giao dịch bán thời gian. Vì họ là những người có nhiều việc khác, không thể suốt ngày ngồi trước máy tính nhìn biểu đồ được.

Các công cụ phân tích trong Price action

Trước khi thực hiện giao dịch theo hành động giá, bạn nên loại bỏ tất cả các chỉ báo không cần thiết trên biểu đồ của mình. Sau đó quan sát biểu đồ và bắt đầu tìm kiếm các tin hiệu giao dịch.

Có 3 công cụ chính mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi giao dịch theo phương pháp Price Action là: kháng cự/hỗ trợ, mẫu hình nến và mô hình giá. Đây là các công cụ giúp trader phân tích hành vi của giá và tìm ra bên nào đang kiểm soát thị trường. Tuy nhiên, các công cụ này không có sẵn mà bạn phải tự xác định bằng cách quan sát các cây nến trên biểu đồ.

Do đó, dù sử dụng công cụ nào thì trader cũng cần phải thấu hiểu ý nghĩa của các cây nến và đọc được các thông tin quan trọng mà mỗi cây nến mang đến.

Dựa vào 1 cây nến

Mỗi cây nến sẽ cung cấp cho trader 4 thông tin cơ bản: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của phiên giao dịch hình thành cây nến đó. Còn các bộ phận râu nến và thân nến sẽ cho biết hành vi của 2 phe mua và bán trong suốt phiên giao dịch. Cụ thể:

Dựa vào 1 cây nến

  • Màu sắc của thân nến cho biết kết thúc phiên giao dịch giá tăng hay giảm so với khi mở cửa.
  • Độ dài thân nến cho biết mức độ kiểm soát của phe mua hoặc phe bán trong suốt phiên giao dịch.
  • Râu nến trên càng dài cho thấy lực bán càng mạnh, ngược lại nếu râu nến dưới càng dài thì chứng tỏ lực mua càng mạnh.
  • Độ dài của toàn bộ cây nến cho biết mức độ biến động của giá trong phiên giao dịch mạnh hay ít.

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá quan trọng mà tại đó xu hướng được kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. Đây là khu vực tốt nhất để vào lệnh mua bán. Cho nên các trader theo phương pháp Price Action thường dựa vào các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng để giao dịch.

hỗ trợ và kháng cự

  • Nếu giá đi lên và gặp vùng kháng cự sẽ chững lại hoặc quay đầu đi xuống (nếu lực bán đủ mạnh). Lúc này trader có thể cân nhắc vào lệnh SELL.
  • Nếu giá đi xuống, gặp vùng hỗ trợ sẽ chững lại hoặc đảo chiều đi lên nếu lực mua đủ mạnh. Khi đó trader có thể xem xét vào lệnh BUY.

Mẫu hình nến

Mẫu hình nến là công cụ quan trọng trong phương pháp Price Action, cung cấp cho trader những thông tin quan trọng về hành vi giá, tâm lý thị trường, từ đó dự đoán xu hướng của giá trong tương lai.

Mẫu hình nến

Một số mô hình nến mà trader cần quan tâm đó là:

  • Các mẫu hình nến cơ bản: Inside bar, Pin bar, Fakey.
  • Các mẫu hình nến đảo chiều tăng: nến Doji chuồn chuốn, nến búa Hammer, nến búa ngược (Inverted Hammer), nến sao mai, nến nhấn chìm tăng…
  • Các mẫu hình nến đảo chiều giảm: nến Doji bia mộ, nến Hanging man, nến nhấn chìm giảm, nến sao hôm, Shooting star, nến ba con quạ đen…
  • Các mẫu hình nến tiếp diễn: mô hình tăng giá 3 bước (Rising Three Methods), mô hình giảm giá 3 bước ( Falling Three Methods)…

Mô hình giá

Mô hình giá là sự kết hợp của nhiều cây nến trong một khoảng thời gian nhất định, tạo nên hình dáng đặc biệt và mang ý nghĩa giao dịch cụ thể. Dựa vào mô hình giá, trader có thể xác định diễn biến của phe mua và phe bán trong suốt giai đoạn hình thành mô hình cũng như dễ dàng dự đoán hướng đi tiếp theo của giá.

Mô hình giá

Một số mô hình giá phổ biến mà trader cần quan tâm là:

  • Mô hình 2 đỉnh, 3 đỉnh
  • Mô hình 2 đáy, 3 đáy
  • Mô hình vai đầu vai
  • Mô hình cốc và tay cầm
  • Mô hình cái nêm
  • Mô hình cờ đuôi nheo
  • Mô hình tam giác
  • Mô hình chữ nhật…

Tuy nhiên, để nhận dạng chính xác mô hình giá, trader cần phải am hiểu từng mô hình giá và quan sát đồ thị giá trên nhiều khung thời gian khác nhau.

Các chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả

Có nhiều chiến lược mà bạn có thể sử dụng để giao dịch với Price Action như: giao dịch Breakout, Retest, Pullback… Trong bài viết này, ISG sẽ giới thiệu 4 chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi.

Chiến lược Breakout

Giao dịch Break-out là khi giá phá vỡ các vùng kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng sẽ có xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng bứt phá. Chiến lược giao dịch này sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Quan sát biểu đồ giá (tốt nhất là sử dụng khung thời gian từ M15 đến D1), sau đó xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự.

Bước 2: Chờ giá break-out khỏi vùng hỗ trợ/hỗ trợ thì vào lệnh.

  • Khi giá break-out khỏi vùng kháng cự và đi lên, trader có thể vào lệnh BUY.
  • Nếu giá phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh và đi xuống thì có thể cân nhắc vào lệnh SELL.

break-out

Bước 3: Đặt lệnh như sau

  • Điểm đặt lệnh: Mức giá đóng cửa của cây nến bứt phá khỏi hỗ trợ/kháng cự.
  • Cắt lỗ: Bên dưới đường kháng cự vài pip hoặc đáy gần nhất đối với lệnh Buy và bên trên vùng hỗ trợ một vài pip hoặc tại đỉnh gần nhất với lệnh Sell.
  • Chốt lời: Cách điểm đặt lệnh bằng đúng khoảng cách giữa hỗ trợ và kháng cự.

Chiến lược Retest

Để an toàn hơn khi giao dịch Break-out, trader có thể đợi giá quay lại Retest vùng phá vỡ. Bởi trong nhiều trường hợp giá chỉ phá vỡ 1 cây nến rồi lại quay lại vùng hỗ trợ kháng cự. Nếu gặp phải trường hợp này rủi ro sẽ rất cao.

Chiến lược giao dịch với Retest được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng.

Bước 2: Chờ giá phá vỡ vùng kháng cự, hỗ trợ sau đó quay lại Retest vùng phá vỡ thì mới vào lệnh.

  • Vào lệnh Buy nếu giá phá vỡ vùng kháng cự, sau đó quay lại chạm vào vùng kháng cự và có sự xác nhận của nến xanh.
  • Vào lệnh Sell khi giá phá vỡ đường hỗ trợ, sau đó quay lại retest vùng hỗ trợ và có sự xác nhận của cây nến giảm.

Chiến lược Retest

Bước 3: Đặt cắt lỗ, chốt lời

  • Stop loss: Đặt cắt lỗ tại đáy gần nhất đối với lệnh Buy và đỉnh gần nhất đối với lệnh Sell.
  • Take Profit: Đặt chốt lời cách điểm vào lệnh bằng khoảng cách từ hỗ trợ đến kháng cự hoặc theo tỷ lệ R:R mong muốn.

Chiến lược giao dịch Pullback

70% thị trường sideway cho nên việc giao dịch với những cú Pullback cũng được các Price Action ưa chuộng. Theo phương pháp này trader cũng chỉ cần xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự, kênh giá. Khi giá chạm đến những vùng này sẽ quay trở lại. Đây chính là thời điểm để trader vào lệnh.

Chiến lược này được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ, kháng cự quan trọng.

Bước 2: Chờ đợi hành động giá diễn ra tại vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.

Bước 3: Tiến hành giao dịch

  • Vào lệnh Sell khi giá chạm vào vùng kháng cự và đi xuống. Tuy nhiên, cần có sự xác nhận tín hiệu: trước khi chạm vào kháng cự các cây nến xanh ngắn dần hoặc xuất hiện các mô hình nến đảo chiều giảm.
  • Vào lệnh Buy khi giá chạm vùng hỗ trợ và đi lên. Trong trường hợp này cũng cần có sự xác nhận phe bán đã yếu thế (cây nến đỏ ngắn dần trước khi chạm vào hỗ trợ) hoặc xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều tăng.
    Lưu ý: Khi các cây nến tiến gần đến vùng kháng cự, hỗ trợ không ngắn đi mà dài hơn cây nến trước rất nhiều thì chứng tỏ lực mua hoặc lực bán đang rất mạnh. Trong trường hợp này trader nhất định không được vào lệnh.

Bước 4: Cắt lỗ, chốt lời

  • Cắt lỗ (stop loss): Bên trên kháng cự vài pip với lệnh Sell và dưới hỗ trợ vài pip với lệnh Buy.
  • Chốt lời (Take Profit): Bằng khoảng cách từ hỗ trợ đến kháng cự.

Chiến lược giao dịch với mô hình giá

Mô hình giá có rất nhiều loại nhưng được chia thành mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn. Dựa vào tín hiệu này trader có thể dễ dàng tìm kiếm điểm vào lệnh. Chiến lược giao dịch với mô hình giá được được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Quan sát biểu đồ và xác định mô hình giá.
  • Bước 2: Phân loại mẫu hình giá đó là đảo chiều hay tiếp diễn.
  • Bước 3: Quan sát hành động giá và chờ đợi giá Breakout khỏi mô hình để vào lệnh. Tùy từng mô hình giá mà trader sẽ có chiến lược vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời khác nhau.

Chiến lược giao dịch đảo chiều

Chiến lược price action đảo chiều cũng là một phương pháp giao dịch phổ biến mà nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng. Phương pháp này yêu cầu các nhà giao dịch xác định được những vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh mà thị trường khó có thể bứt phá được. Đây cũng là cơ hội để các trader tìm kiếm được lợi thế vào lệnh với mức giá đẹp.

So với giao dịch theo xu hướng, giao dịch đảo chiều được cho là ấn chứa nhiều rủi ro hơn. Tuy nhiên, những trader giao dịch theo phương pháp này cũng không cần quá lo lắng, miễn là các bạn hiểu được luật chơi và tuân thủ nguyên tắc quan trọng thì hoàn toàn có thể kiểm soát được rủi ro theo đúng mục tiêu của mình.

Chiến lược giao dịch đảo chiều

Một chú ý quan trọng là thị trường sẽ thường xuyên xảy ra các tín hiệu phá vỡ sai. Do đó, các nhà đầu tư cần nắm được cách phát hiện tất cả các điểm breakout giả này để tránh mất mát lớn khi giao dịch. Cụ thể, các trader cần theo dõi kỹ cách thức mà giá quay trở lại retest đường xu hướng.

Ví dụ, nếu giá di chuyển một mạch đến đường kháng cự thì khả năng cao cú pullback sẽ không xuất hiện. Ngược lại, khi giá di chuyển lại gần khu vực kháng cự mà có dấu hiệu chững lại ngay lúc đó chứng tỏ lực bán đang rất mạnh. Lúc này các trader có thể vào lệnh sell. Tỷ lệ giao dịch thành công sẽ càng cao hơn nữa nếu tại vùng giá này hình thành mô hình 3 đỉnh theo xu hướng giảm.

Những điều kiện để nhà đầu tư có thể giao dịch thành công với Price Action:

Tất cả mọi trader từ mới đến chuyên nghiệp đều có thể đi theo trường phái giao dịch theo hành động giá. Nhưng để thành công thì không phải dễ dàng, mà nó đòi hỏi trader cần phải hội tụ những điều kiện sau:

  • Bắt đầu từ kiến thức cơ bản

Nếu muốn theo đuổi phong cách giao dịch Price Action thì bạn hãy bắt đầu từ những kiến thức căn bản và các công cụ sử dụng trong Price Action.

Cụ thể, trader phải biết cách xác định các vùng kháng cự, hỗ trợ quan trọng, hiểu ý nghĩa của từng cây nến cũng như nắm được đặc điểm, cách nhận dạng từng mẫu hình nến, mô hình giá và cách giao dịch với từng mô hình. Sau đó, tập luyện giao dịch thật nhiều bằng tài khoản Demo, khi chiến thắng nhiều lệnh liên tiếp thì mới chuyển sang giao dịch bằng tiền thật.

  • Loại bỏ chỉ báo nếu có thể

Loại bỏ chỉ báo ra khỏi biểu đồ nếu như bạn đã quyết định đi theo trường phái Price Action. Điều này sẽ giúp trader tập trung vào quan sát và phân tích biểu đồ hơn là phụ thuộc vào chỉ báo nào đó.

  • Luyện tập giao dịch hàng ngày

Hãy bắt đầu xây dựng chiến lược giao dịch với Price Action và luyện tập hàng ngày. Thường xuyên xem Chart và sử dụng backtest/forwardtest để trau dồi kỹ năng giao dịch.

Kết luận

Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã nắm được khái niệm và bản chất của price action là gì? cũng như các chiến lược giao dịch hiệu quả đối với hành động giá. Cuối cùng, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn rằng, hãy coi việc đầu tư cổ phiếu như một niềm đam mê, đừng quá đặt nặng việc kiếm tiền vào thị trường này, đặc biệt là trong ngắn hạn. Nếu có quá nhiều áp lực tâm lý thì khả năng chiến thắng thị trường vốn đã khó nay sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *