Những thông tin quan trọng về Cổ tức của cổ phiếu
Cổ tức là gì?
“Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.”
Nói ngắn gọn:
Nếu bạn nắm giữ cổ phiếu của công ty, thì công ty sẽ trích ra 1 phần từ lợi nhuận sau thuế để trả lại cho bạn, gọi là cổ tức.
Hàng năm, số tiền được trích ra để chi trả sẽ được thông qua trong Đại hội cổ đông.
Mục đích và ý nghĩa?
Việc chi trả cổ tức dù đơn giản là phương thức để phân phối lại lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông.
Cụ thể:
Khi bạn là cổ đông, việc công ty trả cổ tức sẽ thể hiện rằng công ty vẫn đang hoạt động có lãi.
Đối với nhiều nhà đầu tư, việc công ty trả cổ tức vẫn tốt hơn là công ty giữ lại tiền của cổ đông.
Ngoài ra, những năm gần đây, xu hướng đầu tư cổ phiếu để nhận cổ tức cũng được mọi người đón nhận, bởi:
- Mang lại nguồn thu nhập khá ổn định.
- Có thể giúp nhà đầu tư hưởng lợi nhuận kép nếu lãi suất giảm mạnh.
Trên thị trường, hầu hết những doanh nghiệp kinh doanh tốt đều chi trả cổ tức cho cổ đông.
Các hình thức trả cổ tức:
Có 2 hình thức chi trả phổ biến nhất, đó là:
- Trả bằng tiền
- Trả bằng cổ phiếu
Trả bằng tiền
Trả bằng tiền là việc doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt trực tiếp vào tài khoản chứng khoán cho cổ đông.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khi 1 doanh nghiệp công bố tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền, thì tức là dựa trên mệnh giá cổ phiếu (tương ứng 10.000 đồng/CP)
Ví dụ: Ngày 18/11/2020, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 4%. Như vậy, 1 cổ phiếu PVT sẽ nhận được: 4% x 10.000 = 400 đồng.
Chú ý: Tỷ lệ cổ tức sẽ được tính trên mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu (không tính trên giá thị trường giao dịch hàng ngày).
Trả bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông. Việc phát hành thêm cổ phiếu (để chi trả cổ tức) không làm thay đổi vốn chủ sở hữu cũng như tỷ lệ nắm giữ của cổ đông.
Ví dụ: Ngày 18/11/2020, Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019 tỷ lệ 15%, như vậy, cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu PVT sẽ nhận được thêm 15 cổ phiếu mới.
Sự khác nhau giữa việc trả bằng tiền và trả bằng cổ phiếu
Khác nhau quan trọng nhất giữa việc trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu là dòng tiền lưu thông của doanh nghiệp.
Đối với việc trả cổ tức bằng tiền, dòng tiền từ lợi nhuận sau thuế sẽ đi ra khỏi doanh nghiệp. Cụ thể, là được chi trả vào tài khoản của từng cổ đông.
Còn việc trả cổ tức bằng cổ phiếu, dòng tiền về cơ bản vẫn ở trong doanh nghiệp. Chỉ có sự thay đổi từ khoản mục Lợi nhuận sau thuế (chưa phân phối) chuyển sang khoản mục Vốn góp của chủ sở hữu.
Ví dụ trong thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 của QNS
Có 585 tỷ cổ tức được chi trả bằng hình thức cổ phiếu. Số tiền cổ tức này sẽ làm tăng Vốn điều lệ nhưng không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Biến động vốn góp chủ sở hữu như sau:
Những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có xu thế trả cổ tức bằng cổ phiếu. Vì khi đó Vốn điều lệ của DN tăng lên làm tăng uy tín và quy mô của Doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp vẫn còn giữ tiền để đầu tư phát triển sinh lợi nhuận trong tương lai.
Ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động ổn định thường có xu hướng trả cổ tức tiền mặt vì khi đó họ đang gặp khó khăn hoặc chưa có dự định phát triển DN với quy mô lớn.
Quan điểm của ISG chúng tôi ưa thích những Doanh nghiệp tăng trưởng trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Làm thế nào để được nhận cổ tức?
Để được nhận cổ tức, bạn chỉ cần nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Nếu cổ phiếu bạn nắm giữ là cổ phiếu đã niêm yết (Tức là đang giao dịch trên tài khoản điện tử), cổ tức sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản chứng khoán của bạn.
Đặc biệt, với trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì sau khoảng 30-60 ngày, cổ phiếu đó mới được chia về tài khoản của bạn.
Trường hợp cổ phiếu bạn nắm giữa là cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) (Tức là bạn vẫn đang cầm sổ cổ đông giấy chứ đưa lên tài khoản điện tử), bạn cần liên hệ và đến trực tiếp doanh nghiệp để nhận cổ tức.
Mẫu sổ cổ đông giấy – cổ phiếu chưa niêm yết
Trả cổ tức bằng cổ phiếu hay tiền mặt thì tốt hơn?
Đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp | Trả cổ tức bằng tiền mặt | Trả cổ tức bằng cổ phiếu |
Ưu điểm | Tạo ra dòng tiền tự do, lưu thông dòng tiền ra khỏi doanh nghiệp Phản ánh sự minh bạch trong việc lãnh đạo doanh nghiệp | Công ty có thể giữ lại nguồn vốn để tập trung mở rộng hoạt đông kinh doanh Giúp tăng thanh khoản cho cổ phiếu => việc pha loãng cổ phiếu làm giá thị trường giảm xuống=> Tiếp cận thêm nhà đầu tư mới |
Nhược điểm | Ảnh hưởng khả năng mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp Làm giảm phần lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp để lập các quỹ dự phòng cho dự án mới | Thị giá cổ phiếu sụt giảm sau khi trả cổ tức Phản ánh việc dùng |
=>>>Dưới góc độ là doanh nghiệp, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng nhìn chung đa số các doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với mục đích giữ lại nguồn vốn để mở rộng kinh doanh, thúc đẩy giá cổ phiếu trong thời gian tới tăng lên.
=>>> Nhưng trước mắt khi doanh nghiệp pha loãng cổ phiếu để chia cổ tức, phần nào ảnh hưởng thị giá của cổ phiếu trên thị trường => Điều này ảnh hưởng phần lớn các cổ đông và nhà đầu tư về giá trị cổ phần họ đang nắm giữ.
Đối với cá nhân
Nhà đầu tư/ Cổ đông | Trả cổ tức bằng tiền mặt | Trả cổ tức bằng cổ phiếu |
Ưu điểm | Lợi thế vì nhận được tiền mặt từ cổ phiếu | hà đầu tư tránh bị đánh thuế. Có thể chuyển nhượng cổ phiếu cho cá nhân khác |
Nhược điểm | Nhà đầu tư bị đánh thuế 2 lần bao gồm thuế TNCN và Thuế TNDN | Nhà đầu tư không nắm được hoạt động thực tế của doanh nghiệp, dễ bị qua mặt Mất thời gian chờ đợi cổ phiếu về tài khoản, trong thời gian đó cổ phiếu có thể bị giảm giá |
=>>> Tùy theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bạn đang hướng tới mà đứa ra sự quyết định đầu tư vào doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt hay trả cổ tức bằng cổ phiếu. Vì dưới hình thức nào thì cũng có 2 mặt lợi và hạn chế, nhà đầu tư cần cân nhắc thiệt hơn dựa trên nhiều yếu tố để lựa chọn doanh nghiệp để rót vốn vào.
Thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức
Khi nhận cổ tức bằng tiền mặt, bạn sẽ bị đánh thuế 5%.
Tức là, nếu công ty trả cổ tức 1.000 đồng/cp, bạn sẽ chỉ nhận được 950 đồng/cp.
Tương tự, nhận cổ tức bằng cổ phiếu, bạn cũng bị đánh thuế 5%.
Bởi, theo quy định mới của nhà nước có hiệu lực 5/12/2020, khi bạn bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, sắc thuế mới này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về mục đích đánh thuế là bất hợp lý, gây thuế chồng thuế và đẩy thiệt hại về phía nhà đầu tư.
Theo lý giải cục thuế, cổ tức bằng cổ phiếu được coi là thu nhập của nhà đầu tư nên sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân.
Nhưng thực tế, trong nhiều trường hợp nhà đầu tư không được hưởng gì.
Thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức là chưa thực sự thỏa đáng, vì:
- Thứ nhất, trước khi chia lãi cho cổ đông, doanh nghiệp đã phải nộp đầy đủ các sắc thuế có lãi, nghĩa là doanh nghiệp đã chịu một lần thuế.
- Thứ hai, ngày chốt trả cổ tức bằng cổ phiếu, giá cổ phiếu sẽ giảm tương ứng so với % cổ phiếu trả cổ tức.
- Thứ ba, thông thường do tâm lý nên các phiên giao dịch trả cổ tức bằng cổ phiếu thì giá cổ phiếu sẽ giảm.
- Cuối cùng, khi bán cổ phiếu, bất kể là lãi hay lỗ, nhà đầu tư sẽ phải chịu thuế thu nhập 0,1%.
Ví dụ: NĐT A nắm giữ 10.000 cổ phiếu X, ngày 10/12/2020 nhận 1.000 cổ phiếu trả cổ tức (mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cp).
Giả sử 10/1/2021, NĐT A bán 1.000 cp này với giá 20.000 đồng/cp
NĐT sẽ phải chịu số thuế sau:
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
(1.000 x 10.000 đồng) x 5% = 500.000 đồng
Thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ bán chứng khoán:
(1.000 x 20.000 đồng) x 0,1% = 20.000 đồng
Do đó, sắc thuế mới áp dụng sẽ khiến nhà đầu tư chịu thiệt hại kép khi giá chứng khoán giảm và thuế chồng thuế.
Cách tính giá cổ phiếu điều chỉnh tại ngày Giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ)
Bạn có thể áp dụng công thức tính giá cổ phiếu khi chia cổ tức trong nhiều trường hợp dưới đây :
- Trả cổ tức bằng tiền
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu
- Phát hành thêm cổ phiếu
- Chia tách cổ phiếu
Công thức tổng quát tính giá cổ phiếu khi chia cổ tức:
Trong đó:
P: Giá hiện tại
P_dc: Giá điều chỉnh
P_ph: Giá cổ phiếu phát hành thêm
m: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm
n: Tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu thưởng)
D: cổ tức bằng tiền mặt
Ví dụ: Giả sử cổ phiếu XYZ có giá đóng cửa ngày 20/4/2021 là 30.000 đ/cổ phiếu. Ngày 21/4/2021 là ngày GDKHQ của cổ phiếu XYZ với các quyền sau:
Cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%/mệnh giá: tương đương 1.500đ/cổ phiếu
Cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:10 (hay 10%)
Phát hành thêm cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 với mức giá 20.000đ/cổ phiếu
Khi đó, giá tham chiếu của cổ phiếu XYZ tại ngày 8/1/2020 sẽ được tính như sau:
Giá điều chỉnh là 25.000 đ/cổ phiếu.
Cổ tức là gì?
“Theo Luật Doanh nghiệp 2014, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.”
Rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới sự kiện chia cổ tức của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên chưa biết cách tra cứu thông tin nhanh và đọc hiểu các thông tin ghi trên bản quyết định của Doanh nghiệp.
Trong bài viết này ISG sẽ hướng dẫn quý nhà đầu tư cách tìm kiếm thông tin và đọc các nội dung cần chú ý trong quyết định chia cổ tức của Doanh nghiệp
Xem thông tin chia cổ tức ở đâu?
Xem tin trả cổ tức của Doanh nghiệp niêm yết (VD: HPG)
Quý khách Truy cập Cafef.vn -> Chọn mã DN -> Tra cứu mục thông tin về cổ tức
Xem tin trả cổ tức Tổng hợp các doanh nghiệp
Cách 1: Xem trên Cafef tại link: https://cafef.vn/tra-co-tuc.html
Cách 2: Xem trên Vietstock tại link: https://finance.vietstock.vn/lich-su-kien.htm?page=1
Nội dung cần chú ý về thông tin chia cổ tức?
VD: Thông tin chia cổ tức của cổ phiếu HPG
Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?
Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày mà người mua sẽ không được hưởng các quyền liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông … ).
Mục đích của ngày này để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.
Nhưng tại ngày này trở đi, Người bán vẫn được hưởng các quyền trên.
Ngày đăng ký cuối cùng là gì?
“Ngày đăng ký cuối cùng” là ngày Trung tâm lưu ký chốt danh sách Nhà đầu tư sở hữu chứng khoán để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu có tên trong danh sách, người sở hữu chứng khoán sẽ có quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
Theo quy định chu kỳ thanh toán T+2 hiện tại, nhà đầu tư phải hai ngày sau mới thực sự sở hữu cổ phiếu. Nên Nhà đầu tư phải thực sự có cổ phiếu về tài khoản mới nhận được quyền tại ngày chốt danh sách cổ đông.
Lưu ý: ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày làm việc liền trước ngày đăng ký cuối cùng. Do vậy, nếu ngày đăng ký cuối cùng rơi vào thứ hai thì ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ là ngày thứ sáu của tuần liền trước. Hay nếu ngày Lễ, Tết rơi vào trước ngày đăng ký cuối cùng thì nhà đầu tư cũng cần loại ra để xác định đúng ngày giao dịch không hưởng quyền.
Ví dụ: Cổ phiếu HPG có ngày giao dịch không hưởng quyền là 31/05/2021
- Nhà đầu tư mua trước ngày 31/5/2021 tức là muộn nhất vào phiên giao dịch ngày 30/5/2021 (không tính thứ t7,CN và ngày lễ) thì sẽ được nhận quyền chia cổ tức theo quy định ghi trong thông báo
- Nhà đầu tư mua vào ngày 31/5/2021 và các ngày sau đó không được nhận quyền chia cổ tức theo quy định ghi trong thông báo
- Nhà đầu tư bán chứng khoán vào ngày giao dịch không hưởng quyền ( với CP HPG ở trên là ngày 31/5/2021) vẫn sẽ được nhận chia cổ tức theo quy định ghi trong thông báo. Do theo quy định chu kỳ thanh toán T+2, vào ngày chốt danh sách cổ đông NĐT vẫn có tên trên danh sách
Ngày thực hiện trả cổ tức
Ngày thanh toán/ngày thực hiện là ngày cổ tức bằng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được trả về tài khoản chứng khoán của Nhà đầu tư.
Khi đó NĐT có thể sử dụng tiền hoặc/và cổ phiếu đó để mua bán giao dịch như bình thường.
Cổ tức bằng cổ phiếu bao lâu về tài khoản?
Sau khi mua cổ phiếu thì chỉ sau 3 ngày, các nhà đầu tư sẽ nhận được cổ phiếu vào tài khoản.
Tuy nhiên, phần cổ phiếu nhận được từ việc chi trả cổ tức thì mất khoản thời gian khá lâu dao động từ 30 – 60 ngày sau khi doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục niêm yết, có thể mất từ 1 – 2 tháng thì cổ phiếu mới về tài tài khoản của nhà đầu tư.
Khi nào nhận được cổ tức bằng tiền mặt?
Đối với phần cổ tức chi trả bằng tiền mặt thì nhà đâu tư cũng cần phải chờ từ 1,5 – 2 tháng sau khi công ty phát hành hoàn tất các thủ tục niêm yết cổ phiếu thì mới có thể nhận được.
Trên đây, ISG chúng tôi đã hướng dẫn quý vị và các bạn Những thông tin quan trọng về Cổ tức của cổ phiếu. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý vị trong quá trình đầu tư chứng khoán.
ISG xin trân trọng cảm ơn!