Những kinh nghiệm, tư duy giúp nhà đầu tư giữ hàng tỷ đồng trước khi bước vào downtrend
Quý vị thân mến, thị trường chứng khoán cơ bản có 3 giai đoạn: Tăng giá, giảm giá, đi ngang. Đây là quy luật tất yếu, không thể tránh khỏi. Những nhà đầu tư đủ kiến thức và kinh nghiệm sẽ tận dụng những giai đoạn này để kiếm được rất nhiều hoặc những giai đoạn giữ được rất nhiều.
Thực chất trong giai đoạn hơn 6 năm làm nghề, tôi nhận thấy việc giữ tiền khó hơn rất nhiều so với việc kiếm tiền. Bởi, muốn kiếm tiền thì chỉ cần nhà đầu tư vào đúng sóng, đúng giai đoạn thị trường tăng giá mạnh mẽ là có thể làm được một cách dễ dàng.
Nhưng sau đó, đa số nhà đầu tư sẽ KHÔNG DỪNG LẠI, không ít nhà đầu tư tiếp tục “gấp thếp” số lãi để mua cổ phiếu trong giai đoạn thị trường đang sốt nóng. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm.
Anh bạn đồng nghiệp tôi đã kiếm hàng tỷ đồng trong hai năm 2016 – đầu 2018, nhưng chỉ cần 3 tháng giảm trong quý II/20218 thôi mọi thành quả 2 năm trước đó tan thành mây khói. Anh M – một vị khách hàng của tôi cũng kiếm vài tỷ trong năm 2021, sang 2022 vẫn tiếp tục đầu tư mạnh bạo. Anh còn kể với tôi sẽ rút tiền ra mua GLC 300 và mua 1 mảnh đất ở Bình Dương. Nhưng mọi dự định tan biến, thậm chí anh còn âm thêm 1 chút vì sự suy giảm khốc liệt của thị trường cuối năm 2022.
Tôi đã trải qua giai đoạn hưng thịnh và sụp đổ của thị trường giai đoạn 2017-2018 (giai đoạn suy giảm này tôi cũng đã mất nhiều tiền). Cộng thêm 6 năm nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường – về doanh nghiệp. Năm 2022 tôi đã không lặp phải sai lầm từ giai đoạn trước.
Tôi biết thị trường giai đoạn này đang cực nóng, cực sốt, tăng rồi kiểu gì cũng sẽ giảm. Mà tăng kiểu như này sẽ giảm đồng loạt, giảm toàn thị trường. Lúc này thì cả danh mục bạn cũng giảm theo, mà tài khoản dùng full margin nữa thì… Chắc chắn rất nhiều người sẽ sốc, mất tinh thần, áp lực vô cùng nặng nề. Ra quyết định lúc này sẽ dễ sai, mà muốn gỡ lại được cũng khó vì đang downtrend. Đã vào downtrend rồi thì chỉ có rút tiền ra đợi uptrend mới là thượng sách.
Cá nhân tôi may mắn và cũng có tính toán ngay từ đầu năm 2022. Tôi rút khá nhiều ra mua ABC XYZ, mua một vài bất động sản – đều là những tài sản tôi tính toán khả năng an toàn khá cao. (Điều đáng tiếc dưới 80% khách hàng của tôi không thể giữ được tiền trong năm nay, các chu kỳ sau tôi cam kết sẽ làm quyết liệt hơn)
Cam kết với bản thân tối đa trong tài khoản chứng khoán chỉ để 30% tổng tài sản. Ngoài ra tôi còn được bạn bè vay bớt, thật vui vì được giúp đỡ bạn bè và may vì họ giúp tôi giữ tiền.
Vậy làm sao tôi có thể “chuyển đổi” nguồn vốn đúng thời điểm?
Mọi người đang chưa đúng ở điểm nào? Làm sao để giữ được tiền trong các giai đoạn thị trường bất ổn như năm 2022?
Hãy biết định giá cổ phiếu và hành động phù hợp
Đây là điều cực kỳ quan trọng và khác biệt đối với những nhà đầu tư, nhà tư vấn chỉ sử dụng Phân tích kỹ thuật để phân tích thị trường. Phân tích kỹ thuật rất mạnh mẽ, rất thịnh hành nhưng theo tôi, khả năng dự đoán tương lai của nó sẽ không thể bằng phân nửa so với phân tích cơ bản. Cao cấp hơn quý vị cần biết về Phân tích xu hướng của những thị trường tài chính (Cổ phiếu – Trái phiếu – Tiền tệ – Hàng hóa) có liên quan đến nhau.
Tôi đã nhận thấy chỉ số VNINDEX, các mã cổ phiếu tôi đầu tư, các mã cổ phiếu cơ bản khác, kể cả Blue chip đều đang ở vùng giá khá cao. Một số nhóm cổ phiếu ở vùng giá rất cao theo góc nhìn về định giá cổ phiếu ví dụ như: Thép, Chứng khoán. PE của nhóm chứng khoán giai đoạn cuối năm 2021 đều ở mức trên 15 lần, con số cực kỳ cao đối với 1 nhóm Cổ phiếu chu kỳ, tôi dám chắc sang 2022 lợi nhuận của nhóm chứng khoán sẽ không thể bằng năm 2021. Nên khả năng rất cao 2022 là vùng giá đỉnh của nhóm này. Một số nhóm khác tôi cũng có phân tích tương tự.
Biết được thị trường chung và đa số các cổ phiếu đang ở vùng giá cao nên đến cuối 2021 tôi đã quy đổi khá nhiều tiền đầu tư sang các kênh khác an toàn hơn. Đa số quy đổi thành tài sản, một số thành tiêu sản. Đến giờ 12/2022 rất may những tài sản quy đổi này đều tăng giá (vì tôi mua được giá rẻ).
Tầm nhìn 2022, tôi cũng không nhận thấy có điểm gì bứt phá về kinh tế vĩ mô hoặc yếu tố để kéo nhóm Blue chip để có thể duy trì đà tăng giá của VNINDEX. Góc nhìn về phân tích cơ bản lúc này tỏ ra sức mạnh vượt trội so với nhìn chỉ số phân tích kỹ thuật. Lúc này đa số chỉ số phân tích kỹ thuật đều thể hiện “Strong Buy”.
Thêm một yếu tố nữa giúp tôi đánh giá thị trường rủi ro vì thời gian tăng điểm của VNINDEX diễn ra khá dài. Giai đoạn tăng giá này kéo dài gần 2 năm, từ tháng 4/2020 đến đầu năm 2022. Dựa vào kinh nghiệm, tôi biết thị trường tăng nóng trong thời gian dài chắc chắn sẽ có điều chỉnh mạnh, điều chỉnh toàn thị trường. Chỉ cần một điểm phá vỡ, một hiện tượng “thiên nga đen” sẽ là điểm bùng phát.
Bài học ở đây là, khi thị trường, cổ phiếu đang ở vùng giá cao hoặc rất cao bạn hãy cơ cấu danh mục sang các tài sản khác an toàn hơn và kiên nhẫn đợi sóng tiếp theo. Dù cho bạn có “bán sai” nhưng hành động này là cực kỳ đúng trong dài hạn vì càng về sau bạn càng có nhiều tiền để đầu tư. Không may mắn bạn rơi vào tình huống như năm 2022 thì phải mất rất nhiều năm sau mới có thể gỡ lại.
Hãy đi đúng xu hướng của thị trường (trend follow) và tuân thủ
Theo Phân tích kỹ thuật, VNINDEX đã xuất hiện một số tín hiệu khá xấu. Nếu nhìn ra từ sớm chúng ta đã có những cảnh báo ban đầu để đi đến hành động phù hợp.
Thứ nhất VNINDEX đã có giai đoạn tăng giá rất mạnh sau đó dao động trong vùng 1400-1500 trong hơn 3 tháng. Giai đoạn này đã thể hiện sự đuối sức của dòng tiền sau giai đoạn tăng giá dài gần 2 năm.
Thứ hai, VNINDEX tiệm cận khá gần MA100 sau giai đoạn trước thì đều giữ vùng phía trên khá xa. Thêm nữa, vào giữa tháng 4/2023 VNINDEX đã có nhịp điều chỉnh đầu tiên đâm thủng MA100 với một cây nến Mazubozu cực dài. Trước đó là 2 cây nến giảm cũng khá mạnh.
Thứ 3, các nhịp hồi sau những phiên giảm của VNINDEX khá yếu ớt . Nhịp hồi đầu gần như không có (khu vực hình chữ nhật dài), chỉ số hồi nhẹ sau gần 3 phiên rồi tiếp tục giảm mạnh. Dấu hiệu quay đầu như này chúng ta nên có hành động quản trị rủi ro ở bước đầu tiên.
Nhịp hồi sau cũng tương đối khỏe (vùng chữ nhật ngắn) và sau đó tiếp tục quay đầu giảm sâu hơn vượt qua các phiên giảm trước đó.
Theo kinh nghiệm của tôi, một nhịp giảm điểm mạnh trên 20% của VNINDEX trong vòng 1 tháng đã xác nhận kết thúc UPTREND trước đó và khả năng cao chỉ số sẽ bước vào DOWNTREND.
Nếu đã bước vào DOWNTREND thì cơ hội phục hồi cũng như kiếm lợi nhuận trong thị trường cổ phiếu sẽ rất khó khăn. Những nhịp tăng sẽ chỉ là nhịp hồi ngắn, nhiều khi xuất hiện nhịp hồi giả. Vì vậy, giai đoạn này kiếm được lợi nhuận là rất khó khăn và mạo hiểm.
Khi nhận ra những tín hiệu xấu này nhà đầu tư nên có hành động quản trị rủi ro phù hợp. Nếu bạn không có kịch bản chuẩn bị trước trong nhiều tình huống thì điều đó đồng nghĩa với bạn đã chuẩn bị sẵn kịch bản thua cuộc.
Đầu tư là nhìn về tương lai
Câu chuyện mua cổ phiếu khi nhiều thông tin tốt mà vẫn lỗ, bán cổ phiếu khi nhiều thông tin xấu thì lại đúng đáy rất thường xuyên xảy ra.
“Trading is Furture Game” là một câu mà tôi cực kỳ tâm đắc sau khi đọc một cuốn sách về giao dịch trên thị trường tài chính.
Thực tế diễn ra đúng như vậy. Một cổ phiếu sẽ còn tăng giá khi câu chuyện tương lai triển vọng, còn hấp dẫn nhà đầu tư. Khi những câu chuyện đó đã xảy ra, khi giá cổ phiếu đã được phản ánh thông tin mà thị trường nhìn vào không còn những câu chuyện để kỳ vọng tiếp theo thì động lực tăng giá của cổ phiếu này cũng sẽ không còn nữa.
Một doanh nghiệp không tăng trưởng thôi cũng đủ để nhà đầu tư bán ròng để chuyển sang nhóm cổ phiếu khác mạnh mẽ hơn.
Rất nhiều cổ phiếu ở thời kỳ hoàng kim nhưng “câu chuyện tăng giá” không còn nữa thì dòng tiền thông minh sẽ là nhóm rút đầu tiên, sau đó các nhà phân tích chuyên nghiệp, và cuối cùng là những nhà đầu tư tay mơ. Câu chuyện này đã xảy ra đối với Cổ phiếu VNM giai đoạn 2018 đến 2022 khi thị trường sữa nội địa của Vinamilk đã bão hòa, cổ phiếu HPG khi giá thép thế giới đạt đỉnh 2021 cổ phiếu cũng đạt đỉnh, nhóm cổ phiếu Ngân hàng hết động lực tăng giá do tốc độ tăng trưởng suy giảm.
Để nhận ra được những điều này chúng ta phải dựa trên nền tảng kiến thức vững chắc, nguồn thông tin đầy đủ và nhiều “lợi thế”, những kinh nghiệm xương máu.
Bài viết này tôi chỉ chia sẻ tư duy, góc nhìn tổng quan để các bạn nhận ra mình đang đi đúng hướng hay chưa. Thực thi chi tiết bạn cần đi sâu vào tìm hiểu từng phần của Ngành đầu tư tài chính.
Nếu bạn đang cần một đơn vị để đồng hành và hỗ trợ tư vấn trong quá trình đầu tư, ISG có thể là một trong số những lựa chọn đó. ISG không dám chắc sẽ là đơn vị tư vấn số một, nhưng với tinh thần luôn học hỏi, luôn cải thiện đội ngũ và hệ thống, tận tâm vì công việc, chúng tôi sẽ đem lại nhiều giá trị và làm hài lòng tới khách hàng.
Đăng ký nhận tư vấn hoặc tham gia nhóm Khách hàng TẠI ĐÂY.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc học chứng khoán, bạn muốn có “trainner” giúp mình học hỏi đúng hướng và đi nhanh hơn. Bạn có thể đăng ký các khóa học theo sự lựa chọn của riêng mình. Đây sẽ là những mảnh ghép quan trọng trong bức tranh chung về kiến thức đầu tư của các bạn.
Danh sách các khóa học của ISG, xin để TẠI ĐÂY mời các bạn lựa chọn.
Đầu tư vào tài sản nào cũng có thể lời hoặc lỗ nhưng đầu tư vào kiến thức thì luôn luôn lãi. Vì vậy, nếu có thể quý vị hãy cố gắng rèn luyện, học hỏi, trải nghiệm thật nhiều để có thể đạt được những thành công như mình mong muốn.
Lời cuối, Minh Vương xin chúc quý vị có được nhiều phương pháp đầu tư thành công và tránh được nhiều sai lầm trong đầu tư.
Kính chúc quý vị luôn mạnh khỏe hạnh phúc và gặp nhiều điều may mắn.