Có 3 loại khoảng trống về giá trong phân tích kỹ thuật, bao gồm:
- Khoảng trống giá tiếp diễn (RUNAWAY GAP).
- khoảng trống giá phá vỡ (BREAKAWAY GAP).
- khoảng trống giá cạn kiệt (EXHAUSTION GAP).
KHOẢNG TRỐNG GIÁ TIẾP DIỄN (RUNAWAY GAP)
Khoảng trống giá tiếp diễn (Runaway gap) thường xuất hiện ở giữa một xu hướng và đưa ra những tín hiệu nhằm tiếp diễn xu hướng đó. Đúng như cái tên, khoảng trống giá tiếp diễn xuất hiện vào giữa của một xu hướng. Khoảng trống sẽ hoạt động như một tín hiệu cho biết xu hướng vẫn sẽ được tiếp tục. Tốt nhất là thường đi kèm với sự tăng lên của khối lượng giao dịch.
Khoảng trống giá tiếp diễn cũng cho chúng ta biết được xu hướng đó sẽ kéo dài bao lâu. Vì vậy mà khoảng trống này còn được gọi là khoảng trống giá đo lường.
Ý NGHĨA
Khoảng trống giá tiếp diễn được gây ra bởi sự quan tâm tăng lên trong cổ phiếu. Trong xu hướng tăng, khoảng trống phản ánh tâm lý mất kiên nhẫn của nhà đầu tư. Họ vẫn còn đang ở bên ngoài xu hướng và chờ có một đợt điều chỉnh. Nhưng sau đó họ lại quyết định mua mạnh mà không chờ cho nó diễn ra. Điều đó còn cho thấy khả năng điều chỉnh giá trở lại không nhiều.
Trong xu hướng giảm, khoảng trống phản ánh tâm lý bi quan của nhà đầu tư. Họ vẫn đang giữ cổ phiếu và đang chờ đợi một lần hồi phục để thoát hàng. Nhưng rồi họ quyết định bán mạnh mà không chờ đợi nữa. Điều đó còn cho thấy khả năng hồi phục giá là rất thấp.
KHOẢNG TRỐNG GIÁ PHÁ VỠ (BREAKAWAY GAP)
Khoảng trống giá phá vỡ (Breakaway gap) xảy ra khi hành động giá vượt ra một khỏi phạm vi giao dịch và bắt đầu xu hướng mới. Phạm vi giao dịch này có thể là vùng giá giao dịch dày đặc hoặc khi giá phá vỡ vùng giá đi ngang. Để có thể hiểu hơn, các bạn cần phải hiểu bản chất của vùng giao dịch dày đặc.
Vùng giao dịch dày đặc (Congestion zone)
Vùng giao dịch dày đặc (hay có nơi gọi là vùng tắc nghẽn, vùng giằng co) là phạm vi giá trong đó thị trường giao dịch liên tục trong một khoảng thời gian. Thường là một vài tuần hoặc có thể lâu hơn.
Để thoát ra khỏi khu vực này, đòi hỏi thị trường cần dao động mạnh. Và ở đó, khoảng trống giá phá vỡ xảy ra, cụ thể là:
- Lượng người mua lớn hơn người bán đối với khoảng trống giá phá vỡ đi lên.
- Lượng người bán lớn hơn người mua đối với khoảng trống giá phá vỡ đi xuống.
Quá trình hình thành khoảng trống này nên đi kèm với khối lượng giao dịch đáng kể. Mô hình sẽ hiệu quả hơn nếu khối lượng giao dịch tăng lên sau khi khoảng trống giá xuất hiện. Điều này sẽ tạo ra cơ hội thay đổi hướng đi của thị trường.
Ý NGHĨA
Điểm phá vỡ sẽ trở thành mức hỗ trợ mới đối với khoảng trống giá phá vỡ đi lên. Ngược lại sẽ trở thành mức kháng cự nếu là khoảng trống giá phá vỡ đi xuống.
Khi giao dịch với loại khoảng trống này, các nhà giao dịch được khuyên nên mua vào khi xuất hiện khoảng trống giá đi lên và bán ra khi có khoảng trống giá đi xuống.
Ngoài ra, những khoảng trống giá lớn được coi là an toàn và hiệu quả hơn các khoảng trống giá nhỏ.
KHOẢNG TRỐNG GIÁ CẠN KIỆT (EXHAUSTION GAP)
Một khoảng trống cạn kiệt (exhaustion gap) kết hợp với một khối lượng lớn giao dịch thường là tín hiệu đầu tiên về sự kết thúc của một xu hướng nào đó. Khoảng trống này thường xảy ra gần cuối một xu hướng tăng hoặc giảm. Thường được đi kèm với khối lượng lớn và chênh lệch giá lớn giữa mức đóng cửa của ngày hôm trước và giá mở cửa mới.
Khoảng trống này sẽ dễ bị nhầm lẫn với những khoảng trống giá phá vỡ nếu không nhận thấy âm lượng đặc biệt cao. Khối lượng giao dịch lớn là dấu hiệu phân biệt khoảng trống cạn kiệt tiếp diễn. Với một khoảng cách giá và khối lượng tăng gần gấp ba, khoảng trống cạn kiệt đã hình thành.
Ý NGHĨA
Trong một xu hướng giảm, khoảng trống giá cạn kiệt xuất hiện thể hiện một trạng thái hoảng loạn. Ở đó sự bi quan của nhà đầu tư đã không thể chịu đựng được nữa. Họ đã gần như bán tất cả các vị thế để thanh lý danh mục. NHƯNG, khoảng trống này nhanh chóng được lấp đầy và đảo ngược xu hướng ban đầu.
Tương tự như vậy với xu hướng tăng. Một khoảng trống xuất hiện lúc này cho thấy sự hưng phấn tột cùng của một số nhà đầu tư. Lúc này họ mua vào như thể không còn cổ phiếu nào để mua. Giá được đẩy lên rất cao và nhanh. NHƯNG, sau đợt tăng giá đó, rất nhiều nhà đầu tư có lợi nhuận lớn và họ muốn chốt lời. Một áp lực chốt lời cực lớn và nó làm cho nhu cầu đối với cổ phiếu hoàn toàn cạn kiệt. Rất nhanh sau đó, khoảng trống giá đó được lấp đầy. Giá giảm, và một sự thay đổi đáng kể trong xu hướng xảy ra. Khoảng trống cạn kiệt có lẽ là dễ dàng nhất để giao dịch và kiếm lợi nhuận.