QUY TRÌNH CHỌN LỌC ĐỂ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU TIỀM NĂNG 1 CÁCH HIỆU QUẢ

Việc phân tích cổ phiếu cần phải có 1 chiến lược. Nó như tấm bản đồ giúp mình tránh bị lạc đường. Trong tìm hiểu phân tích cổ phiếu, ngành tiềm năng thì có một sự phân tích bài bản giúp mình tự tin và đỡ lo lắng hơn khi giá cổ phiếu biến động không theo mong muốn trong ngắn hạn. Một số vấn đề cơ bản trong 1 quy trình đầu tư bao gồm:

1. Tìm hiểu tổng quan về ngành
Ví dụ chọn bất cứ 1 ngành công nghiệp nào mà mình hiểu rõ và muốn đầu tư. Ví dụ công nghệ, ngân hàng hay năng lượng gì đó. Thì mình sẽ xem xét
– Xu hướng chung của ngành
– Sự cạnh tranh của nó như thế nào: cạnh tranh thấp hay cao, hay là một ngành mới. Rủi ro của một đối thủ mới nhảy vào thị trường là thấp hay cao đối với các công ty trong ngành. Ví dụ rủi ro của một đối thủ tiềm năng nhảy vào ngành hàng không là thấp. Nguyên nhân là để mở 1 hãng máy bay mới thì cần nhiều nguồn vốn để setup ban đầu. Thứ 2 là bị ràng ruộc bởi nhiều luật lệ trong ngành.
– Vị trí công ty mình muốn phân tích/đầu tư ở đâu trong ngành này, là leader company, hay lagger…
– Trong 1 ngành công nghiệp thì chia ra nhiều ngành nhỏ. Vậy công ty của mình đang nhắm đến ở đâu trong ngành nhỏ đó 
2. Tổng quan về công ty
– Bạn cần phải hiểu là công ty đang hoạt động/sản xuất gì
– Công ty tạo ra tiền bằng cách nào
– Công ty của bạn nắm bao nhiêu thị phần trong nước và quốc tế
– Xu hướng doanh thu lợi nhuận của công ty đang tăng hay giảm hay đi ngang. Dự báo những năm sắp tới thế nào
– Các sự kiện nổi bật gần đây của công ty là gì
3. Quan điểm/lý do đầu tư
– Bạn dự định mua/bán/nắm giữ cổ phiếu này. Nếu đang nắm giữ mà muốn bán thì tại sao lại bán
– Đưa ra 3 lý do logic cho bản thân để biện luận cho quyết định của bạn
4. Chất xúc tác (Catalyst)
– Công ty đang có những hoạt động, sự kiện nào. Và những điều này có đang/sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bạn đang phân tích như thế nào
– Các thông tin về earning, M&A (mua bán sát nhập), công ty tung ra sản phẩm mới hay không, các chỉ số kinh tế vĩ mô có tác động nhiều đến ngành và công ty bạn đang phân tích hay không
5. Định giá
– Đánh giá giá trị cổ phiếu thông qua báo cáo tài chính để phỏng đoán được bạn có thể mua được giá cổ phiếu tốt ở khoảng nào, có tự tin để nắm giữ không
– Tốt nhất chia định gia thành 3 trường hợp: tệ nhất/ bình thường/ tốt nhất
6. Tổng kết
– Đánh giá chung sự phân tích của bạn và đưa ra quyết định hành động sắp tới thế nào
– Cân nhắc các rủi ro tiềm năng, phân bổ vốn và xây dựng tỉ lệ cổ phiếu trong danh mục đầu tư
– Thời gian định kì đánh giá cổ phiếu và danh mục đầu tư
– Snapshot về công ty: thông tin công ty, EPS, các chỉ số tài chính, business segment, tỉ lệ bán hàng, tổng quan các chỉ số như P/E, P/BV … của công ty theo Factset đưa ra
– Phân tích các chỉ số tài chính như lợi nhuận, đòn bẩy, cắt nhỏ theo mô hình Dupont
– Phần trăm tăng giảm giá cổ phiếu theo từng tháng trong khoảng thời gian 5 năm (seasonality analysis). Biết được thì mình nắm được % cao tháng nào sẽ tăng, tháng nào giảm. Tuy nhiên cái này theo xác suất theo giá quá khứ nên chỉ mang tính tham khảo
– Thị phần của doanh nghiệp
– Doanh thu theo % sản phẩm của công ty
– Target & Rating
– Credit analysis
– Định giá của Bloomberg để tham khảo thêm

 

Nguồn: Brian Tong, VWA

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *