Tất tần tật về chỉ báo MACD Histogram – Những điều MACD không nói với bạn!

MACD Histogram – Vận dụng và cách sử dụng cho nhà đầu tư

MACD Histogram chỉ là 1 thành phần của chỉ báo MACD, nhưng bản thân MACD Histogram đã là 1 công cụ cho các tín hiệu giao dịch vô cùng chất lượng, nếu anh em hiểu được các tín hiệu đó và vào lệnh theo đúng quy tắc của nó. Thông qua bài viết này, ISG sẽ hướng dẫn anh em cách tận dụng MACD Histogram để có được các tín hiệu giao dịch chất lượng nhất.

MACD Histogram là gì?

MACD Histogram là sự chênh lệch giữa 2 đường MACD, chênh lệch càng lớn thì các cột càng cao. Khi đường MACD nằm cao hơn đường tín hiệu, cột này là dương, ngược lại.

Đối với các trader ưa thích rủi ro, không thích sự chậm trễ của tín hiệu giao cắt từ 2 đường MACD thì cái MACD Histogram này lại có tác dụng rất lớn. Đó là bởi vì MACD Histogram này có thông số nhanh hơn (9) so với cả đường MACD và đường tín hiệu.

Để ý tín hiệu chuyển đổi của MACD Histogram so với giao cắt của 2 đường MACD bên dưới, ta thấy MACD Histogram nhanh hơn 1 chút:

MACD Histogram – MACD là gì và tại sao nó là 1 chỉ báo chậm

MACD là chỉ báo dao động, nó đo lường sức mạnh của xu hướng (trend strength), cùng họ hàng với RSI và Stochastic. Ngoài ra các tín hiệu giao cắt của MACD có thể coi là tín hiệu giao dịch.

Điều quan trọng cần phải biết rằng MACD là chỉ báo chậm, tức nó cho tín hiệu sau khi giá đã đi được 1 khúc nhỏ. Với MACD thì tín hiệu phổ biến nhất là khi đường MACD giao cắt với đường tín hiệu. 2 đường này chỉ đơn giản là 2 đường trung bình, do đó giao cắt chỉ có thể xuất hiện khi giá đã thực hiện con sóng của nó trước.

Tuy nhiên bài này sẽ chỉ tập trung vào tác dụng của MACD Histogram – những cái cột bar nhỏ nhỏ nằm chính giữa 2 đường MA.

Vận dụng MACD Histogram làm tín hiệu giao dịch

Bản chất của MACD Histogram là nó sẽ cao dần lên khi đường tín hiệu tách ra xa dần so với đường MACD.

Tín hiệu giao dịch của ta xuất hiện khi có 1 cột bar của MACD Histogram không tăng chiều cao nữa và thấp hơn cột liền trước nó.

Một khi MACD Histogram có 1 cột thấp hơn cột liền trước nó, ta vào lệnh thuận theo đà tăng/giảm mới của MACD Histogram. Tức ta sẽ BUY khi có 1 cột đỏ thấp hơn, và SELL khi có 1 cột xanh thấp hơn.

Tín hiệu mua xuất hiện khi MACD Histogram có 1 cột đỏ thấp hơn 5 cột đỏ liền trước nó. Và phải 2 cột sau đó thì mới xuất hiện giao cắt của 2 đường MACD, như vậy ta đã vào lệnh sớm hơn tín hiệu của 2 đường MACD và có lợi nhuận tốt hơn.

Tín hiệu bán xuất hiện khi có 1 cột xanh thấp hơn cột liền trước trong 1 chuỗi nhiều cột xanh. Lệnh này ngược xu hướng nên đã thất bại, tuy nhiên ta vẫn thấy được tín hiệu chất lượng từ MACD Histogram.

Cách để tăng xác suất thắng thêm cho tín hiệu này:

  • Chỉ vào lệnh thuận xu hướng
  • Tín hiệu 1 thanh thấp hơn của MACD Histogram đi kèm với 1 mẫu hình nến.

Sự phân kỳ của MACD Histogram – Tín hiệu giao dịch nâng cao cho nhà đầu tư

MACD-Histogram được dùng để dự báo sự giao cắt của đường MACD với đường tín hiệu dựa trên tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo này và đường MACD.

  • Phân kỳ thường

Biểu đồ Caterpillar dưới đây minh họa một tín hiệu phân kỳ tăng xuất hiện khi đường MACD tạo ra hai đáy thấp hơn nhưng MACD-Histogram hình thành hai đáy cao hơn trước khi nó cắt lên trên đường trung tâm (mức 0) – một tín hiệu giao cắt tăng giữa đường MACD và đường tín hiệu.


Tín hiệu phân kỳ tăng giữa đường MACD và MACD-Histogram

Tiếp theo, chúng ta đến với một tín hiệu phân kỳ giảm giữa đường MACD và MACD-Histogram trên biểu đồ Aeropostale (ARO). Chỉ báo này tạo ra những đỉnh thấp hơn trong khi đường MACD vẫn hình thành các đỉnh cao hơn. Kết quả là MACD-Histogram cắt xuống dưới đường trung tâm, báo hiệu sự giao cắt giảm giữa đường MACD và đường tín hiệu và mở ra một giai đoạn giảm giá mạnh sau đó.


Tín hiệu phân kỳ giảm giữa đường MACD và MACD-Histogram

  • Phân kỳ xiên

Để hiểu rõ sự khác biệt giữa phân kỳ thường và phân kỳ xiên, chúng ta cùng xem xét một ví dụ trên biểu đồ Boeing dưới đây.


Phân kỳ xiên tăng giá

Tín hiệu từ 26/6 đến 8/7 là một phân kỳ tăng, nhưng đáy cao hơn hay đáy thứ hai của MACD-Histogram có hình dạng không rõ ràng. Tín hiệu phân kỳ trong trường hợp này được gọi là Slant Divergence (tạm dịch: phân kỳ xiên), và nó báo hiệu chính xác tín hiệu giao cắt tăng vào giữa tháng 7.

Vào tháng 5/2008, một tín hiệu Slant Divergence giảm giá xuất hiện trên biểu đồ Disney (DIS) dưới đây từ 8/5. Đỉnh thấp hơn của MACD-Histogram thậm chí gần như không xuất hiện trong trường hợp này; tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng đến tín hiệu quả của tín hiệu khi nó vẫn dự báo thành công một giao cắt giảm vào nửa cuối tháng 5. Ngoài ra, biểu đồ cũng cho chúng ta thấy một tín hiệu phân kỳ tăng trước đó.


Phân kỳ xiên giảm giá

Kết luận
Chỉ báo MACD Histogram là một chỉ báo được thiết kế để dự đoán sự giao cắt đường tín hiệu với đường MACD. Nó được thiết kế như một hệ thống cảnh báo sớm cho các giao cắt đường tín hiệu – là tín hiệu thường xuyên nhất của tín hiệu MACD. Sự phân kỳ trong biểu đồ MACD Histogram có thể được sử dụng để lọc chéo tín hiệu, điều này sẽ làm giảm số lượng tín hiệu. Sự giao nhau giữa đường tín hiệu cung cấp xác nhận cuối cùng, nhưng các nhà giao dịch tích cực có thể cố gắng cải thiện tỷ lệ phần thưởng/rủi ro (reward-to-risk) bằng cách thực hiện giao dịch ngay trước khi có điểm giao cắt. Để có các tín hiệu chính xác hơn, các nhà giao dịch nên tìm hiểu cách sử dụng MACD Histogram kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *