Bear trap là gì? Cách nhận biết và phòng tránh “bẫy giảm giá”

Bear Trap – cách nhận biết và cách phòng tránh

Khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư không chỉ tìm kiếm cơ hội giao dịch tốt mà còn phải đề phòng bẫy thị trường. Một trong số đó phải kể đến “bẫy giảm giá” Bear Trap – Tín hiệu giảm giá khi thị trường đang có xu hướng tăng. Vậy chính xác, Bear Trap là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bẫy Bear Trap trong thị trường chứng khoán như thế nào? Hãy cùng ISG tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bear Trap là gì?

Bear Trap hay còn gọi là “bẫy giảm giá“, là tín hiệu đảo chiều giảm trong khi thị trường đang có xu hướng tăng giá.

Trong một xu hướng tăng, khi giá bắt đầu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nhiều nhà đầu tư cho rằng thị trường sắp đảo chiều giảm nên nhanh chóng vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng. Tuy nhiên, giá chỉ giảm xuống một chút sau đó nhanh chóng quay đầu tăng trở lại để tiếp tục xu hướng tăng ban đầu. Lúc này nhà đầu tư đã dính bẫy Bear Trap và dẫn đến thua lỗ.

Bẫy giảm giá Bear Trap có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào và bất cứ thị trường tài chính nào. Vì vậy, anh em cần phải hết sức cẩn thận để không dính phải nó.

Bear Trap thường xảy ra khi nào?

Bull trap hay Bear trap đều có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ rất nhiều. Do đó, trong quá trình giao dịch các trader cần phải biết khi nào Bear trap xảy ra để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Sau đây là một số thời điểm thường xảy ra Bear trap:

Khi bị cá mập thao túng thị trường
Các nhà đầu tư sở hữu vốn lớn được gọi là “cá mập” có khả năng thao túng thị trường và tạo nên tín hiệu Bear Trap. Họ tạo các lệnh mua bán ảo liên tục nhằm tạo cung cầu giả với mục đích đẩy giá các cặp tiền xuống thấp. Đôi khi kết hợp với những tin tức tiêu cực để làm nhà đầu tư ít kinh nghiệm nhận định sai mà vào lệnh sell. Lợi dụng cơ hội này, cá mập sẽ đặt mua với giá thấp để thu lợi nhuận.

Khi nhà đầu tư muốn chốt lời
Trong một số trường hợp một lượng lớn nhà đầu tư cảm thấy thị trường đi lên quá nhiều muốn chốt lời. Từ đó tạo ra hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời. Đặc biệt là trước các dịp nghỉ lễ tết thường không được phép giao dịch nên các nhà đầu tư sẽ ồ ạt đóng lệnh. Sau hiệu ứng này kết thúc thì giá lại đi theo chiều hướng ban đầu.

Do các sự kiện tiêu cực bất ngờ
Khi thị trường đang tăng trưởng nhưng bất ngờ xuất hiện các tin tức tiêu cực khiến giá giảm trong một khoảng thời gian.

Cách nhận biết bẫy giảm giá Bear Trap

Bẫy giảm giá có thể khiến nhà đầu tư phải chịu một khoản lỗ đáng kể. Do đó, để không dính bẫy Bear Trap và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch, trader cần phải nắm được các dấu hiệu nhận biết Bear Trap sau đây:

Nhận diện qua khối lượng giao dịch
Thông thưởng khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều xu hướng thì khối lượng giao dịch tại thời điểm đó sẽ rất lớn do nhu cầu mua/bán của nhà đầu tư tăng lên. Do đó, nếu xuất hiện tín hiệu đảo chiều, nhưng khối lượng giao dịch thấp, không có nhiều biến động thì rất có thể là Bear Trap đang diễn ra.

Để xác định khối lượng giao dịch tại thời điểm giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, trader có thể sử dụng các công cụ chỉ báo khối lượng như OBV, MFI….

Dựa vào các mức Fibonacci quan trọng
Fibonacci là công cụ xác định các mức hỗ trợ và kháng cự rất tốt, đặc biệt là các mức Fibonacci quan trọng như: 0,382 – 0,5 – 0,618 . Khi giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ nhưng lại không thể vượt qua được các mức Fibonacci này, thì tín hiệu đảo chiều có lẽ sẽ không xảy ra. Nhà đầu tư nên cân nhắc khi vào lệnh tại thời điểm này vì đây có thể là bẫy Bear Trap.

Nhìn vào ví dụ trên ta thấy, đường giá phá vỡ ngưỡng hỗ trợ ở mức Fibonacci 0,382, nhưng khi gặp mức Fibo 0,5 giá đã bật tăng trở lại => Đây rõ ràng là một Bear Trap.

Dựa vào các tín hiệu phân kỳ
Thông thường khi xuất hiện Bear Trap, giá sẽ tạo đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước. Tuy nhiên các chỉ báo lại cho thấy xu hướng tăng vẫn tiếp tục diễn ra (đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước). Lúc này sẽ xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa giá và chỉ báo. Nhà đầu tư nên theo dõi thêm thị trường và không nên giao dịch vội vàng bởi rất dễ mắc bẫy Bear Trap.

Theo dõi các tin tức thường xuyên
Phân tích kỹ thuật là cách tốt nhất để xác định bẫy thị trường, nhưng nó không phải là cách duy nhất. Trader nên kết hợp thêm với phân tích cơ bản bằng cách theo dõi các tin tức thường xuyên. Nếu không có gì xảy ra (tin xấu, ý kiến ​​tiêu cực từ những người có ảnh hưởng…) và cộng đồng dường như có thái độ khá tích cực, nhưng giá vẫn giảm thì đó có thể là một Bear Trap.

Cách phòng tránh bẫy giảm giá Bear Trap

Bear Trap mang lại rất nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và cách tốt nhất để không rơi vào bẫy là tránh chúng. Dưới đây là một số cách phòng tránh bẫy giảm giá Bear Trap được các nhà đầu tư chuyên nghiệp chia sẻ lại:

Xác nhận tín hiệu bằng nhiều công cụ
Để xác định điểm bứt phá khỏi ngưỡng hỗ trợ là phá vỡ giả hay thật, nhà đầu tư cần phải kết hợp nhiều công cụ phân tích như: khối lượng giao dịch, chỉ báo, Fibonacci…

Có nền tảng kiến thức vững chắc
Thị trường chứng khoán là thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nên nhà đầu tư cần phải học tập, rèn luyện kiến thức thật nhiều. Những nền tảng kiến thức này không chỉ giúp nhà đầu tư tránh các bẫy Bear Trap, Bull Trap trên thị trường mà còn giúp đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Quản lý vốn hiệu quả
Quản lý vốn tốt bao giờ cũng là điều mà các pro nhà đầu tư nhấn mạnh. Bởi nếu bạn xây dựng một kế hoạch giao dịch và quản lý tốt cả về quy mô vị thế, cắt lỗ, chốt lời trên mỗi giao dịch thì kể cả bạn có sập bẫy thị trường cũng rất khó có thể làm tê liệt vốn của bạn.

Sử dụng chiến lược Hedging
Các chiến lược giao dịch thay thế có thể hạn chế thua lỗ, chẳng hạn như mua quyền chọn bán để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Kết luận

Trên thực tế, Bear Trap là một điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng gặp ít nhất một lần trong sự nghiệp đầu tư của mình. Do vậy, anh em cần biết Bear Trap là gì, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bẫy giảm giá này. Đồng thời hãy kiên nhẫn khi giao dịch và đừng bị cuốn theo sự sụt giảm giá trên thị trường.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *